SGK Ngữ Văn 10 - Nhưng nó phải bằng hai mày

  • Nhưng nó phải bằng hai mày trang 1
NHUNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY_______
(Truyện cưòi)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.
Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện.
VĂN BAN
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm nọ, Cải vói Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện(1) chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:
Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hon, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm :
Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt	Biện : sắm sửa (lễ vật hoặc tiền bạc) để dâng, biếu.
 	Tay mặt : tay phải.
(1) Ngữ văn 6, tập một, Sđd.
, nói:
Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày!
(Theo Tiếng cười dân gian Việt Nam, Sđd)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xoè năm ngón tay... bằng hai mày”. Chú ý: a) Quan hệ giữa hai nhân vật: Cải và thầy lí.
b) Sự kết họp giữa lòi nói và động tác của hai nhân vật trên.
Phân tích nghệ thuật gây cười qua lòi nói của thầy lí ở cuối truyện.
Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải ?
	GHI NHỚ	
Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo, truyện đã vạch trần lối xứ kiện vì tiền của quan lại. Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào tình cảnh bi hài, vừa đáng thương vừa đáng trách.
V	—-—_—_—V
LUYỆN TẬP
Hãy phân tích cả hai truyện cười đã học để làm rõ các đặc trưng của thể loại truyện cười.