SGK Ngữ Văn 10 - Lập dàn ý bài văn thuyết minh

  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 1
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 2
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 3
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 4
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 5
LẬP DÀN Ý BÀI VÂN THUYẾT MINH
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
I-DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.
Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù họp với đặc điểm của văn thuyết minh không ? Vì sao ?
So vói phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tưong đồng và khác biệt nào ?
Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưói đây có phù họp vói yêu cầu của một bài văn thuyết minh không ? Vì sao ?
Trình tự thòi gian (từ trước đến nay,...).
Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới,...).
Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,...).
Trình tự chứng minh - phản bác (hoặc phản bác - chứng minh).
II - LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Anh (chị) được giao viết một bài vãn thuyết minh để giới thiệu vói người đọc về một danh nhân văn hoá, một tác giả văn học hoặc một nhà khoa học mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.
Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, anh (chị) hãy lần lượt làm những công việc sau đây:
Xác định đê tài
Anh (chị) sẽ viết bài thuyết minh để giói thiệu về ai nhằm đảm bảo được các yêu cầu nêu ở đề bài:
Đó là một danh nhân văn hoá.
Đó là người mà anh (chị) yêu thích và đã tìm hiểu kĩ.
Chẳng hạn, có thể tìm và xác định đề tài theo những hướng sau :
Năm 2005 là năm mang tên nhà bác học Anh-xtanh. Có thể tìm hiểu để viết bài về nhà khoa học vĩ đại này.
Anh (chị) đã vì yêu thích mà tìm hiểu kĩ về cuộc đời và sự nghiệp văn chưong của các văn nhân, hãy viết bài giói thiệu một trong những văn nhân đó.
Lập dàn ý
Mở bài: Hãy suy nghĩ xem, anh (chị) cần làm gì để :
Nêu được đề tài bài viết (giói thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào).
Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).
Thu hút sự chú ý của người đọc đối vói đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,... rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).
Thân bài
Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào ? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giói thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,... được giói thiệu không ?
Sắp xếp ý: Cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giói thiệu được rành mạch và trôi chảy ?
Chẳng hạn, anh (chị) đã quyết định viết bài thuyết minh để giới thiệu danh nhân Chu Văn An, một người thầy tài đức vẹn toàn. Anh (chị) thấy có thể (hay không thể) chọn cách sắp xếp ý nào trong các cách dưới đây:
Cách thứ nhất: Lần lượt thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Chu Văn An qua các giai đoạn :
+ Thời kì dạy học ở quê nhà.
+ Thòi kì làm quan.
+ Thời kì từ quan về ở ẩn tại núi Phượng Son.
Cách thứ hai : Lần lượt thuyết minh về thân thế và sự nghiệp của Chu Văn An:
+ Cuộc đòi Chu Văn An từ khi sinh ra cho tới khi qua đòi.
+ Sự nghiệp của Chu Văn An : tấm gưong sáng về tài năng và đức độ.
Kết bài: Anh (chị) cần làm gì để :
Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
,	CHI NHỚ	
Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải :
Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý.
Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống họp lí, chặt chẽ.
Ill-LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau :
Giới thiệu một tác giả văn học.
Giói thiệu một tấm gương học tốt.
Giói thiệu một phong trào của trường (hoặc của lóp) mình.
Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
Cũ ĐỌC THEM
CHU VĂN AN - NHÀ su PHẠM MẪU mực
[...] Chu Văn An tên chữ là Linh Triệt, tên hiệu(1) là Tiều Ẩn, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội), sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).
Chu Văn An từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ	Tên hiệu : người có học ngày xưa ngoài tên thường gọi còn có tên chữ (tự) trang trọng hon ; lại còn có tên hiệu, là cách xưng gọi (thường là tự xưng) để tỏ bản tính, thiên hướng của người mang tên. Hiệu Tiều An ở đây bày tỏ chí hướng.
 	Môn đệ: học trò của một bậc thầy.
 	Tư nghiệp : chức quan dạy học.
 của ông có rất nhiều người thành đạt, thi đỗ, làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho danh tiếng của ông ngày càng lan xa, học trò đến theo học ngày càng nhiều và có đủ các loại. Tương truyền trong số đó có cả Thần nước theo học, sau giúp dân trừ hạn hán.
Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mòi vào làm tư nghiệp® ở Quốc Tử Giám để dạy thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi vào con đường suy thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp noi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn treo mũ bỏ quan về ở ẩn tại núi Phượng Sơn thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, lấy hiệu là Tiều Ấn (người ở ẩn đi hái củi). Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đòi sau các tác phẩm : Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều Ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà Đông y đã biên soạn quyển y học yếu giản tập chú di biên gồm những lí luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thuỵ(1) cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, một văn nhân nổi tiếng thế kỉ XIX trong bài văn bia ở đền Phượng Son đã giải thích nghĩa hai chữ “Vặn Trinh” như sau : “Văn, đức chi biểu dã ; Trinh, đức chi chính cố dã” (Văn là biểu hiện bề ngoài (thuần nhất) của đức ; Trinh là sự chính trực, kiên định của đức). Tên thuỵ như vậy nhằm biểu dưong một ngưòi đã kết họp được hai mặt của đạo đức : bên ngoài thuần nhã, hiền hoà với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng giành được địa vị cao quý bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tói nay. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tói người làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông : “Học nghiệp thuần tuý, tiết tháo	Tên thuỵ: tên đặt cho người chết nhằm biểu thị tính chất, hành vi lúc còn sống.
 NGỮ VĂN 1 o - TẬP MỘT
Mã số: CH011T5
In 110.000 cuốn (ST), khổ 17x24 cm.
In tại Công ty TNHH MTV In và Thương mại TTXVN Vinadataxa. Số đăng ký KHXB: 01 - 2015/CXB/461 - 902/GD.
Số QĐXB: 6343/QĐ-GD ngày 25 tháng 11 năm 2014.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2015.
TOÁN HỌC
• ĐẠI SỐ 10 • HÌNH HỌC 10
VẬT Lí 10
HOÁHỌC 10
SINH HỌC 10
NGỮ VĂN 10 (tập một, tập hai)
LỊCH Sử 10
ĐỊA Lí 10
SÁỌH GIÁO KHOA LỚP 10 - NÂNG CAO
Ban Khoa học Tự nhiên :	. TOÁN HỌC (ĐẠI số 10, HÌNH HỌC 10)
. VẬT Lí 10. HOÁ HỌC 10. SINH HỌC 10
Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn : • NGỮ VÃN 10 (tập một, tập hai)
. LỊCH SỬ 10. ĐỊA LÍ 10 . NGOẠI NGỮ (TIẾNG ANH 10, TIẾNG PHÁP 10,
TIẾNG NGA 10, TIẾNG TRUNG QUỐC 10)
Giá: 8.500đ
 cưong thượng, làng nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.
Ngày nay, để tưởng nhớ tói đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân Thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nội. Đó là phố Chu Văn An và Trường Trung học phổ thông Chu Văn An.
(Theo Đặng Kim Ngọc, Văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Văn nghệ - Trung ương, Hà Nội, 1959)