SGK Ngữ Văn 10 - Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu)

  • Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) trang 1
  • Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) trang 2
  • Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) trang 3
 6, 7, 8.
HẠC
THÔI HIỆU
ĐỌCTKÊM LẦU HOÀNG
£Q	(Hoàng Hạc lâú}
TIỂU DẪN
Thôi Hiệu (704 - 754) quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Đưong thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng ; nay thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài. Trong đó, Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thòi Đường.
Lầu Hoàng Hạc ngày nay tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Phiên âm
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch nghĩa Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi(1),
Noi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không bao giờ trở lại, Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi.
Hàng cây đất Hán Dương	Truyền thuyết nói rằng, xưa Phí Văn Vi từ một mỏm núi bên sông Trường Giang cưỡi hạc vàng lên tiên. Người đời sau gọi mỏm núi này là Hoàng Hạc Cơ và dựng lầu Hoàng Hạc để kỉ niệm sự tích ấy.
 	Hán Dương: một địa điểm bên sông Trường Giang.
 phản chiếu rõ mồn một
trên dòng sông tạnh,
Trên bãi Anh Vũ	Anh Vũ : tên một cái cồn trên sông Trường Giang.
 cỏ thơm mơn mởn xanh tươi. Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hương ?
Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn.
Dịch thơ
Bản dịch thứ nhất:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?
TẢN ĐÀ dịch (ThơĐường, tập I, Sđd)
Bản dịch thứ hai:
Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi! Hạc vàng một đã đi, đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi. Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng, Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời. Hoàng hôn về đó, quê đâu tá ?
Khói sóng trên sông não dạ người.
KHƯƠNG HỮU DỤNG dịch [ThơĐường, tập I, Sđd)
HUỚNG DẪN DỌC THÊM
Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý của tác giả là gì ?
Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại “khiến người buồn” ?
Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ... sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi... khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) nhất trí vói ý kiến nào ? Vì sao ?
Học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).