SGK Ngữ Văn 10 - Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) trang 1
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) trang 2
LÍ BẠCH
TẠI LẦU HOÀNG HẠC	
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LÀNG
(Hoàng Hạc làum tống Mạnh Hạo Nhiên^ chi Quảng LăngP})
KÊTQUẢCẦN ĐẠT ^
Hiếu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả.
Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú (tứ tuyệt) của Lí Bạch : ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.
\1	4
TIỂU DẪN
Lí Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc), ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên”. Thơ ông hiện còn trên 1000 bài.
Lí Bạch
(Tranh chân dung)
Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là : ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình vói hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
VĂN BẢN
Phiên ăm cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Dịch nghĩa Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.
Dịch thơ	Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
NGÔ TẤT TÓ dịch, (ThơĐường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian (tháng ba - mùa hoa khói) và con người (cố nhân...) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn ?
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi’’ (cô phàm) của “cố nhân” ?
Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.
	GHI NHỚ	
Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gọi cảm, bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lón thời Thịnh Đuòng. Thời đại nào tình bạn cũng rất đáng trân trọng.