SGK Ngữ Văn 10 - Nhàn

  • Nhàn trang 1
  • Nhàn trang 2
  • Nhàn trang 3
NHÀN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
KÉT QUÁ CẢN ĐẠT
Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách cúa Nguyễn Bính Khiêm qua bài thơ.
Biết cách đọc một bài thơ kết hợp giữa trữ tình và triết lí có cách nói ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc.
TIỂU DẪN
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ởlàng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, đỗ Trạng nguyên (1535), làm quan dưới triều Mạc. Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (Người thầy sông Tuyết). Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc. Mặc dù về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.
Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm
tại xã Lí Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.
VĂN BẢN
Một mai(1), một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu aií2) vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây	Mai: dụng cụ đào đất, xắn đất.
 	Dầu ai: mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này).
 	Cội cây: gốc cây.
, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao	Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hoá ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
.
[Họp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II - Văn học thế ki X- thế kỉ XVII, Sđd)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý ? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào ?
Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao” ? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào ? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4 ?
Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý ? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào ? (Quê mùa, khổ cực ? Đạm bạc mà thanh cao ? Hoà họp với tự nhiên ?)
Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ này.
Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì ?
Không vất vả, cực nhọc.
Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
Xa lánh noi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
Hoà họp vói tự nhiên.
Quan niệm sống đó là tích cực hay tiêu cực ? Vì sao ?
,	GHI NHỚ	
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà họp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
LUYỆN TẬP
Nêu cảm nhận chung của anh (chị) về cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài ửìơNhàn.