SGK Ngữ Văn 10 - Văn bản (tiếp theo)

  • Văn bản (tiếp theo) trang 1
  • Văn bản (tiếp theo) trang 2
VÁN BẢN
(Tiếp theo)
III - LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưói.
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ánh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thề biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ớ những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cầy lá bỏng.
(Dẩn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)
Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn (chú ý tới ý khái quát nêu ở câu 1).
Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn (từ ý khái quát đến ý cụ thể qua các cấp độ).
Đặt nhan đề cho đoạn văn.
Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc ; sau đó đặt cho văn bản một nhan đề phù họp.
Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ưong của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc.
Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
“Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiêh ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.
Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này.
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng.
Đon xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh (chị) hãy xác định rõ những vấn đề sau đây:
Đon gửi cho ai ? Người viết đon ở cưong vị nào ?
Mục đích viết đon là gì ?
Nội dung cơ bản của đon là gì ? (xung họ tên, nêu lí do xin nghỉ, thời gian nghỉ, lời hứa thực hiện đầy đủ các cống việc học tập khi phải nghỉ học,...)
Kết cấu của đon như thế nào ? (quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm, họ tên và địa chỉ người nhận, nội dung đon, kí tên,...)
Hãy viết một lá đon đáp úng các yêu cầu trên của văn bản hành chính.