SGK Ngữ Văn 10 - Tam đại con gà

  • Tam đại con gà trang 1
  • Tam đại con gà trang 2
TAM ĐẠI CON GÀ	
(Truyện cười)
KẾT QUẢ CẨN ĐẠT —
Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật "thầy" trong truyện.
Thấy được cái hay của nghệ thuật "nhân vật tự bộc lộ".
N	>
TIỂU DẪN
Truyện cười có hai loại : truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục). Truyện trào phúng có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lóp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
Tam đại con gà và Nhung nó phải bằng hai mày là những truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.
VĂN BẢN
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đòi “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ(1)”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tựữ\ sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì(3ỉ”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mói bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân ưong nhà có bàn thờ thổ công	Nói chữ: nói bằng từ Hán. Người xưa học chữ Hán. Nói được bằng từ Hán chứng tỏ người có trình độ học vấn.
 	Tam thiên tự: ba nghìn chữ, sách dạy chữ Hán cho trẻ em thời xưa.
 	Dù dì: loài chim ăn thịt, cùng họ với cú nhưng lớn hon, có tiếng kêu "thù thì, thù thì”.
 	Thổ công: thần cai quản đất đai trong một khu vực.
, thầy mói đến khấn thầm xin ba đài âm dưong	Đài âm dưong: cái đế tiện bằng gỗ, cao khoảng 20 - 30 cm, trên để một cái đĩa có hai đồng tiền chinh (tiền cổ của Việt Nam), quy định một mặt là ngửa, một mặt là sấp. Khi xin âm dưong, người xin phải thắp hưong khấn, sau đó cầm hai đồng tiền giơ lên thả cho rơi vào lòng đĩa, nếu một ngửa, một sấp là được thần ưng thuận. Mỗi lần xin như vậy gọi là một đài. Người xin âm dương chỉ được phép xin ba lần (tức ba đài), về sau, không cần đài, người ta chỉ dùng đĩa để thả đồng xu nhưng vẫn gọi là xin đài âm dương.
 để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào :
Dủ dỉ là con dù dì... Dủ dỉ là con dù dì...
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm : “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại Tam đại: ba đời.
 con gà kia.
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:
Tam đại con gà là nghĩa làm sao ?
Thế này nhé ! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
(Theo TRƯƠNG CHÍNH - PHONG CHÂU, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau :
“Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào ?
“Thầy” đã giải quyết những tình huống đó ra sao ?
Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?
Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện, (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không ?)
	GHI NHỚ	
Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho ;■ thiên hạ. Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.
LUYỆN TẬP
Phân tích hành động và lòi nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện.