SGK Ngữ Văn 10 - Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 1
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 2
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 3
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 4
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 5
TRUYỆN AN DUGNG VUG NG VÀ Mị CHÂU - TRỌNG THUỶ
(Truyền thuyết)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.
TIỂU DẪN
Không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết đã phản ánh lịch sử một cách độc đáo : những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử-văn hoá mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.
Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm đền thờ An Duong Vuong, am thờ công chúa MỊ Châu và giếng Ngọc (tưong truyền đó là noi Trọng Thuỷ tự vẫn sau cái chết của Mị Châu). Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của vòng thành cổ chạy dài trên cánh đồng - dấu vết còn lại của thành Cổ Loa chín vòng do An Duong Vưong xây nên. Toàn bộ cụm di tích là minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc. Trong chuỗi truyền thuyết đó, nổi bật hai lóp truyện chính : một là kể về quá trình An Duong Vưong xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình MỊ Châu - Trọng Thuỷ.
Văn bản dưới đây trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái - một bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV.
Lễ hội đền Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội
(Ảnh: Trường Thi)
VĂN BẢN
Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán [...] xây thành ở đất Việt Thường(1) hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Vua bèn lập đàn trai giới	Việt Thường: một số sử gia thời trước đôi khi dùng tên này để gọi nước ta thuở xưa.
 	Trai giới: giữ mình trong sạch. Ngày xưa, trước khi tế lễ một thời gian, người làm lễ phải kiêng nhiều điều để giữ mình trong sạch.
, cầu đảo bách thần	Bách thần : trăm vị thần. Ở đây có nghĩa ước lệ, chỉ chung các vị thần linh được tôn thờ.
. Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước cửa thành mà than rằng : “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được !”. Vua mừng rỡ đón vào trong điện, thi lễ	Thi lễ: tiến hành nghi thức, nghi lễ chào đón.
, hỏi ràng: “Ta đắp thành này đã nhiều lần bãng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao ?”. Cụ già đáp : “Sẽ có sứ Thanh Giang	Thanh Giang: nghĩa đen là “con sông trong”. Đây chỉ con sông thiêng, nơi Rùa Vàng ở.
 tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành cồng”. Nói rồi từ biệt ra về.
Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con Rùa Vàng từ phưong đông lại, nổi trên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dưong, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bàng vàng rước vào trong thành(1) [...].
Thành xây nửa tháng thì xong. Thành rộng hon ngàn trượng	Lược một đoạn kể quá trình Rùa Vàng giúp vua diệt trừ yêu quái rồi bắt tay vào việc xây thành.
 	Trượng: đon vị đo chiều dài thời xưa, khoảng 3m. Thành “rộng hon ngàn trượng” là con sô ước lệ, ý nói thành rất lớn.
, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành, người thời Đường gọi là Côn Lôn Thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm.
Rùa Vàng ở lại ba nãm rồi từ biệt ra về. Vua cảm tạ nói : “Nhờ on của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống ?”. Rùa Vàng đáp : “Vận nước suy thịnh, xã tác	Xã tắc: (xã : nền đất đáp cao để thờ thần Đất; tắc: nền đất đắp cao áể thờ thần Lúa) với một nước sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì xã tắc có thể hiểu là đất mtớc.
 an nguy đều do mệnh trời, con ngưòi có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhà vua ước muốn ta có tiếc chi”. Bèn tháo vuốt	Vuốt: móng dài và nhọn của loài vật.
 đưa cho nhà vua mà nói: “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”. Dứt lời, trở về biển Đông.
Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”, về sau Triệu Vương là Đà cử binh xâm lược phương Nam, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn	Trâu Son: một ngọn núi ở làng Trâu Son, huyện Gia Lâm, Hà Nội (thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ).
 đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà [...].
Không bao lâu, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha. Nói rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?”. Đáp : “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.
Trọng Thuỷ mang lẫy thần về nước. Đà được lẫy cả mừng, bèn cử binh sang đánh. Vua cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao ?”. Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam.
Trọng Thuỷ nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng : “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn : “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó !”. Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng : “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc(1), Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
Đời truyền nơi đó là đất Dạ Sơn, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu	Sừng tê: sừng của con tê giác. Người xưa cho rằng sừng tê dài đến bảy tấc (tấc: đon vị đo chiều dài thời xưa, khoảng 3 cm) là vật quý, thần kì, có thể kị (chống lại) nước.
 	Nay thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
. Quân Đà kéo tới đấy không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch	Ngọc thạch : thứ ngọc (đá) màu xanh nhạt, trong suốt, thường dùng làm đồ trang sức, trang trí. Cần phân biệt vói châu là thứ ngọc do một số loài trai dưới nước tạo thành.
. Mị Châu đã chết, Trọng Thuỷ thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm, nhân kiêng tên Mị Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu	Cữu : tên một thứ ngọc trai quý (đại: lớn ; tiểu : nhỏ).	,
.
(Theo VŨ QUỲNH - KIỀU PHÚ, Lĩnh Nam chích quái, ĐINH GIA KHÁNH - NGUYỄN NGỌC SAN dịch,
NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
HƯỚNG DẦN HỌC BÀI
Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương
Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, anh (chị) hãy phân tích :
Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua ?
Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào ?
Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc ?
về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối vói đất nước.
Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, họp đạo lí.
Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào ?
Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối vói nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đòi sau ?
Trọng Thuỷ gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” ?
Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào ?
GHI NHỚ
• Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sứ về tinh thần cảnh giác với ké thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
• Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
LUYỆN TẬP
Có hai cách đánh giá như sau :
Trọng Thuỷ chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến riêng của mình.
2*. An Dương Vương đã tự tay chém đầu ngưòi con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta ?
3*. Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thuỷ và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.