SGK Ngữ Văn 10 - Khe chim kêu (Điểu minh giản)

  • Khe chim kêu (Điểu minh giản) trang 1
  • Khe chim kêu (Điểu minh giản) trang 2
ĐOC TH M!
VƯƠNG DUY
{ĐỌCTHÊM1 khe chim Kêu
(Điểu minh giản}
TIỂU DẪN
Vương Duy (701 - 761) tự là Ma Cật, quê ở đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc tỉnh Son Tây,
Trung Quốc). Tuy suốt đời làm quan nhưng Vương Duy thường sống như một ẩn sĩ. ông sùng tín đạo Phật, thơ mang đậm ý vị Thiền nên người đời gọi ông là “Thi Phật”.
Vương Duy cùng vói Mạnh Hạo Nhiên là đại biểu của phái thơ son thuỷ (thơ lấy thiên nhiên làm đề tài) thòi Thịnh Đường. Thơ Vương Duy hiện còn hon 400 bài, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một hoạ sĩ nổi tiếng. Nhà thơ Tô Đông Pha thòi Tống nói rằng: “Thưởng thức thơ Ma Cật, thấy trong thơ có hoạ, xem hoạ Ma Cật, thấy trong hoạ có thơ”.
VĂN BẢN
Phiên âm	Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân son không.
Nguyệt xuất kinh son điểu,
Thòi minh tại giản trung.
Dịch nghĩa	Ngưòi nhàn, hoa quế rụng,
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không.
Trăng lên làm chim núi giật mình,
Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối.
Dịch thơ
Bản dịch thứ nhất:
Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
NGÔ TẤT TÓ dịch [Thơ Đường, tập I, Sđd)
Bản dịch thứ hai:
Người nhàn hoa quế rụng,
Đêm xuân núi vắng teo.
Trăng lên chim núi hãi,
Dưới khe chốc chốc kêu.
TƯƠNG NHƯ dịch [Thơ Đường, tập I, Sđd)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Cây quế cành lá sum sê nhung hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận đuợc hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ ?
Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?