SGK Ngữ Văn 9 - Ánh trăng

  • Ánh trăng trang 1
  • Ánh trăng trang 2
  • Ánh trăng trang 3
VĂN BẢN
ÁNH TRĂNG
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phô" quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng^1) qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đirứ/2) tô"i om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kê’ chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
TP. Hồ Chí Minh, 1978
(Nguyễn DuyÁnh trăng,
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984)
Chú thích
(★) Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyên về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú báo . Văn nghệ tại Thành phô" Hồ Chí Minh. Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 - 1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chông Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Người dưng: người không có quan hệ họ hàng, không thân thiết, quen biết gì với người được nói đến.
Buyn-đinh (phiên âm từ tiếng Anh): toà nhà cao, nhiều tầng, hiện đại.
ĐỌC-HlỂUVẦN BẢN
Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?
Ánh ưăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm ?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ây. Khô’ thơ nào trong bài thê’ hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ?
3*. Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thê’ hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm ?
Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy đê’ phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta ?
Ghi nhớ
Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhỏ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó VỚI thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố Ở người đọc thái độ sôhg "uôhg nước nhớ nguồn", ânnghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
LUYỆN TẬP
Đọc diễn cảm bài thơ.
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.