SGK Ngữ Văn 9 - Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

  • Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 4
BÀI 8
Kết quả cân đạt
Qua đoạn trích Thuý Kiều báo ân bẩo oán, hiểu được tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thuý Kiều và ước mơ công lí trong thời đại Nguyễn Du ; thấy được tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
Nắm được cốt truyện Truyện Lục Vân Tiên. Qua đoạn thơ trích, hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga ; thâỳ được đặc trung phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu.
Hiểu được vai trò của yếu tô'miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
VĂN BẢN
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
(Trích Truyện Kỉềtí)
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run^\
Nàng rằng : "Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không ?
Sâm Thương^2) chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân ?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái tình ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa".
[...]
Thoắt trông nàng đã chào thưa :
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều."
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng : "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tành.
Nghĩ cho khi gác viết kinh(3),
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".
Khen cho : "Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá^ thì nên".
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Sđd)
Chú thích
Vị trí đoạn trích : Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai {Gia bỉêh và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đày, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh Thuý Kiều báo ân báo oán.
Dẽ run : người run lên như chim dẽ (có khi viết là glẽhoặc rê), vì chùn dẽ có cái đuôi luôn phay phảy như run.
Sâm Thương-, sao Sâm và sao Thương, sao này mọc thì sao kia lặn, vì vậy, thường dùng đê’ so sánh với tình trạng chia cách không bao giờ có thê’ gặp mặt. Cũng có tài liệu nói Sâm là sao Hôm, Thương là sao Mai và cả hai đều chỉ là sao Kim, một hành tinh trong hệ mặt trời.
Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư đê’ cho Kiều ra đó viết kinh.
Tri quá: biết lỗi.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Mười hai câu đầu tả cảnh Thuý Kiều báo ân (trả ơn).	,
Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thây Kiều là người như thế nào ?
Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói vởi Thúc Sinh về Hoạn Thư ? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư ? (Chú ý những từ Hán Việt, từ ngữ mang tính ước lệ khi nói với Thúc Sinh ; ngôn ngữ nôm na bình dị, những thành ngữ dân gian khi nói về Hoạn Thư.) Vì sao có sự khác nhau ấy ?
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thuý Kiều báo oán.
Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào ? (Chú ý cách xưng hô của Kiều, cách nhắc lại đời xưa, đời này, mấy mặt, mấy gan, càng..., càng.Ỵ
Thái độ của Kiều thê’ hiện qua giọng điệu ấy ?
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao ? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chát là lí lẽ đê’ gỡ tội. Em hãy tìm hiểu :
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào ?
Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này ?
Vì sao Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư ? Việc làm ây của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách ? Lí giải cách lựa chọn của em.
Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thây Kiều là người như thế nào ?
5*. Qua đoạn trích, phân tích tính cách Thuý Kiều và Hoạn Thư.
Ghi nhớ
Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thuý Kiểu báo ân báo oán là sự thê7hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân cônglí; "Ỏ hiền gặp lành, Ở ác gặp ác".
LUYỆN TẬP
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thuý Kiều và Hoạn Thư.