SGK Ngữ Văn 9 - Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 1
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 2
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 3
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 4
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 5
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 6
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 7
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 8
KIỂM tra tổng hợp cuối học kì I
I - NHỮNG NỘI DUNG cơ BAN CAN CHÚ Ý
Phần Đọc - hiểu văn bẳn
Nội dung đọc - hiểu trong Ngữ vân 9, tập một tập trung vào bốn phần lớn sau đây:
Truyện trung đại: gồm truyện văn xuôi như Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thôhg chí của Ngô gia văn phái; truyện văn vần (truyện thơ Nôm) như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Truyện hiện đại: gồm một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu như Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Ngoài ra, Ngữ văn 9, tập một còn giới thiệu để học sinh đọc - hiểu hai truyện văn xuôi nước ngoài là Cô'hương (Lỗ Tẫh) và đoạn trích Những đứa trẻ (Thời thơ âu - M. Go-rơ-ki).
Thơ hiện đại sau năm 1945 : gồm một số bài thơ trữ tình tiêu biểu như Đồng c7w (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Bếp lửa (Bằng Việt), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Văn bản nhật dụng: tập trung vào các chủ đề lớn như : vấn đề chiên tranh và hoà bình, vâh đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vấh đề quyền sống của con người,...
Khi ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, học sinh cần chú ý nắm được một số yêu cầu về nội dung và hình thức cơ bản sau đây :
Văn bản (tác phẩm) ấy là của ai (tác giả nào), ra đời trong hoàn cảnh nào ? Viết về cái gì, về chuyện gì, về ai và có những nhân vật nào ? Nội dung chính mà văn bản muốn làm nổi bật là nội dung nào ? Ca ngợi hay phê phán điều gì ? (Kết hợp xem lại các nội dung ôn tập, tổng kết trước khi kiểm tra về văn học trung đại và văn học hiện đại ở phần Văn.)
Trong văn bản đó, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào là chính ? Các yếu tô' nghệ thuật nổi bật nào đã giúp tác giả thê’ hiện thành công nội dung tư tưởng của văn bản ? (Kết hợp vận dụng các kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt như từ loại, câu, các phép tu từ, các dấu câu,... đê’ nhận diện và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tô' đó ỗ những tác phẩm đã được học trong phần Văn.)
Tìm những câu, những đoạn văn (thơ) hay ở các văn bản trong Ngữ văn 9, tập một (kể cả các văn bản phụ, văn bản đọc thêm của phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn) ; sau đó chép lại, học thuộc và tập nhận diện, phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố nghệ thuật ngôn từ trong việc thê’ hiện nội dung văn bản.
Phần Tiếng Việt
Phần Tiếng Việt trong Ngữ văn 9, tập một có hai nội dung :
Tiếp tục cung cấp một số kiến thức chưa được học ở các lớp dưới như : các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vôh từ,...
Tổng kết các kiến thức từ vựng tiếng Việt đã học ở cả bốn lớp cấp THCS.
Đê’ làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, các em vừa phải nắm được những kiến thức mới bổ sung, vừa phải ôn lại toàn bộ kiến thức về từ vựng đã được học ở các năm học trước như : từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, từ mượn, một số phép tu từ từ vựng,...
Yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng tiếng Việt trong bài kiểm tra tổng hợp là:
Nhận diện được các đơn vị tiếng Việt trong văn bản;
, - Nêu được vai trò và tác dụng của các đơn vị tiếng Việt đó;
Biết vận dụng các đơn vị này trong thực hành nói và viết.
Đê’ đáp ứng yêu cầu nói trên, các em không nên chỉ học lí thuyết mà cần tập trung nhiều vào thực hành (thực hành nhận diện, thực hành phân tích, thực hành nói và viết gắn với các văn bản trong phần Văn và với các tình huống giao tiếp cụ thê’,...).
Phần Tập làm văn
a) Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một tập trung vào hai nội dung lớn:
Một là tiếp tục học về văn bản thuỵêị minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức khác như thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật, thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Hai là tiếp tục học về văn bản tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới: kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm; kết hợp tự sự với nghị luận; về đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự, về người kê’ chuyện trong văn bản tự sự,...
Ngoài ra còn có nội dung tóm tắt văn bản tự sự và tập làm thơ tám chữ.
b) Các nội dung tập làm văn vừa nêu tích hợp chặt chẽ với đọc - hiểu văn bản chung, góp phần soi sáng thêm cho giờ đọc - hiểu văn bản.
Tuy nhiên, mục đích và nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học về tự sự (cũng như các phương thức biểu đạt khác) vào việc tạo lập văn bản; nghĩa là cuối cùng học sinh phải biết vận dụng đê’ viết được một kiểu văn bản nào đó đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc sống. Chính vì thế, trong mỗi bài học về tập làm văn đều có hai phần : nhận diện và luyện tập. cả hai phần đều thông qua thực hành. Thông qua thực hành phân tích, tìm hiểu các văn bản cụ thê’, học sinh rút ra kết luận về những kiến thức và kĩ năng cơ bản cần đạt; sau đó thực hành luyện tập nhận diện và tạo lập văn bản đê’ củng cố kiến thức và kĩnăng vừa hình thành ở trên.
II - CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG KIEM tra, đánh giá
Các kiến thức đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt, tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung đê’ khai thác và hình thành. Khi ôn tập, cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong sách giáo khoa.
Do yêu cầu đổi mới đánh giá, bài kiêm tra áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên một diện khá rộng các kiến thức đã học, vì thế không nên học tủ, học lệch mà phải học ôn toàn diện, đầy đủ.
Cấu trúc một bài kiêm tra thường gồm hai phần : phần trắc nghiệm chiếm từ 30% đến 40% sô' điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc - hiểu văn bản, về tiếng Việt; phần tự luận chiếm từ 60% đên 70% sô' điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài (đoạn) văn ngắn.
Theo tinh thần trên, việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng tập làm văn trong Ngữvăn 9, tập một tập trung vào hai phương diện :
Đánh giá những kiến thức của học sinh về các vâh đề jnở rộng, nâng cao ở hai kiêu văn bản thuyết minh và tự sự. Những nội dung này (đã nêu ở mục I. 3 (a) trên đây) có thể kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. Hình thức và nội dung kiểm tra trắc nghiệm học sinh đã được làm quen ở các lớp dưới (lởp 6, 7, 8).
Đánh giá khả năng tạo lập văn bản của học sinh theo các kiểu văn bản được học với những nội dung nâng cao đã nói ở trên. Những nội dung này cần kiểm tra bằng hình thức tự luận (viết một bài, đoạn văn) nêu rõ yêu cầu cần vận dụng, chẳng hạn :
+ Viết một đoạn văn kê’ chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
+ Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
+ Viết một đoạn văn kê’ về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
Có thê’ tham khảo đề kiểm tra sau đây :
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát để)
Để bài (gồm 2 phần)
Phẩn I : Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa đến ngõ, ông lão đã lên 'tiêng:
Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lu trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn :
Bánh rán đường đây, chia cho em mới đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Th ứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
Bác Thứ đâu rồi ? Bác Thứ làm gì đây ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đối nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo ! Láo hết, chăng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả !
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nctí khác. Còn phải đế cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ây với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.
{Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ?
A - Làng
B - Chiếc lược ngà c - Lặng lẽ Sa Pa D - Cô'hương
Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn trích trên là gì ?
A - cảnh ông Hai chia quà cho các con
B - Việc ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt c - Việc ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết về làng Chợ Dầu D - Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian
Chi tiết nào thê’ hiện rõ nhất tâm trạng vui sướng của ông Hai ?
A - "Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng"
B - "Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về." c - "Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tín ấy với mọi người."
D - "Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ."
Người kê’ chuyện trong đoạn trích trên là ai ?
A - Ông Hai
B - Bác Thứ c - Ông chủ tịch D - Người kê’ giấu mình
Tác giả đê’ ông Hai nhắc lại câu "Toàn là sai sự mục đích cả." nhằm mục đích gì ?
A - Chế giễu, châm biếm nhân vật B - Khắc hoạ sinh động tính cách nhân vật c - Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật D - Thê’ hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến
Trong đoạn trích chỉ thấy ông Hai nói, không thấy người khác nói lại, hình thức đó đã giúp nhà văn thê’ hiện được điều gì ?
A - Thê’ hiện được thái độ xa lánh của mọi người đối với ông Hai
B - Thể hiện được thái độ tôn trọng của mọi người đốì với ông Hai
c - Thê’ hiện được trạng thái đau khô’ của ông Hai
D - Thê’ hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai
«
Các lời thoại trong đoạn trích được diễn ra dưới hình thức nào ?
A - Đối thoại
226
B - Độc thoại nội tâm
15-NGỮ VĂN S/1-B
c - Độc thoại dưới hình thức đối thoại D - Không thuộc ba hình thức trên
Câu : "Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao,..." có nghĩa là gì ?
A - Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai
B - Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu hết câu chuyện của ông Hai c - Bác Thứ không nghe được câu chuyện của ông Hai D - Bác Thứ không hiểu được câu chuyện của ông Hai
Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ xưng hô trong lời ông Hai nói với bác Thứ ?
A - Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi B - Nó, tôi, bác (ạ), ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi c - Bác Thứ, nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi D - Nó, tôi, bác (ạ), ông ấy, chúng tôi
Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ địa phương (phương ngữ) trong đoạn trích ?
A - Thầy, bực cửa, (chăng có gì) sất B - Trầu, thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất c - Trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất D - Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, (chẳng có gì) sất
Trong lời ông Hai nói với bác Thứ có những loại câu nào ?
A - Chỉ có câu trần thuật
B - Có hai loại câu : trần thuật và nghi vẩn
c - Có ba loại câu : trần thuật, nghi vấn và cảm thán
D - Có đủ bốn loại câu : trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến
Các câu nghi vấn trong lời ông Hai nói với bác Thứ dùng đê’ làm gì ?
A - cả hai câu đều dùng đê’ hỏi.
B - cả hai câu đều dùng đê’ chào, c - Cầu đầu dùng đê’ hổi, câu sau dùng đê’ chào.
D - Câu đầu dùng đê’ gọi, câu sau dùng đê’ chào.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (hoặc truyện Cô'hương của Lỗ Tấn) trong nửa trang giây thi.
Câu 2 (5 điểm): Chọn một trong hai đề sau :
Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Kê’ lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tô' nghị luận và miêu tả nội tâm.