SGK Ngữ Văn 9 - Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 1
  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 2
  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
I - QUAN HỆ GIỮA PHUƠNG châm hội thoại VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thây một người đang đôh cành trên một cây cao, liền ra dâ'u gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
Có chuyện gì thê'?
Có gì đâu ! Bác làm việc vất vả lắm phải không ?
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Nhân vật chàng rể có tuân thụ đúng phương châm lịch sự không ? Vì sao em nhận xét như vậy ? Có thê’ rút ra bài học gì qua câu chuyện này ?
Ghi nhớ
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói Ỏ đau ? Nói để làm gì ?)
II - NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ
PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thử.
Đọc đoạn đối thoại sau, chú ý những từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.
An : - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chê'tạo vào năm nào không ?
Ba : - Đâu khoảng đâu thê'kỉXX.
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ây ?
Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy ? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
Khi nói " Tiền bạc chỉ là tiền bạd' thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không ? Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào ?
Ghi nhớ
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thế bắt nguồn từ những nguyên nhân sau :
Người nói vô ý, vụng về, thiêu văn hoá giao tiếp ;
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn ;
Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Ill	- LUYỆN TẬP
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hổi.
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bô'. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố. Ông bô'đáp:
Quả bóng nằm ngay dưới cuô'n "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao" kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hổi.
Bốn người hăm hở đêh nhà lão Miệng. Đêh nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thang với lão :
Chúng tôi hôm nay đêh không phải đểthăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà đểnói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
{Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp ? Việc không" tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không ? Vì sao ?