SGK Ngữ Văn 9 - Đồng chí

  • Đồng chí trang 1
  • Đồng chí trang 2
  • Đồng chí trang 3
  • Đồng chí trang 4
  • Đồng chí trang 5
BÀI 10
AeZ quả cân đạt
cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiêh chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ Đổng chí. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.
cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chôhg Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong Bài thơ vế tiểu đội xe không kính.
Qua ôn tập, kiểm tra, nắm được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại (thểloại chủ yếu, tác phẩm tiêu biểu, giá trị nội dung, thành tựu nghệ thuật) và thể hiện được năng lực diễn đạt cần có.
củng cốkiên thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, trau dồi vôh từ.
Hiểu được vai trò của yếu tô'nghị luận trong văn bản tự sự.
VĂN BẢN
ĐỒNG CHÍ'”
Quê hương anh nước mặn, đồng chua^ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốíc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối*-4)
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
1948
(Chính Hữu(*\ Đầu súng trăng treo,
NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Chú thích
(★) Chính Hữu (1926 - 2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suôT hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chổng Mĩ. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Năm 2000, Chính Hữu được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 -1954).
Đồng chí: người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thê’ chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là "đồng chí". Từ 
sau Cách mạng tháng Tám 1945, "đồng chí" thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
Nước mặn đồng chua : vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất xấu khó trồng trọt.
Tri kỉ\ biết mình; đôi tri kỉ-, đôi bạn thân thiết (hiểu bạn như hiểu mình).
Sương muôi: sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xoá như muối trên cây cỏ hay mặt đất. Ở miền Bắc nước ta về mùa đông, những ngày có sương muối ười rất rét.
ĐỌC-HlỂuVẦN BẢN
Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt ? Mạch cảm xúc và suy nghĩ ưong bài thơ được ưiển khai như thế nào ưước và sau dòng thơ đó ?
Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ây là gì ?
Hãy tìm tìong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biêu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tình thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó.
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu ? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí ?
130
Qua bài thơ này, em có cảm nhận .gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chông Pháp ?
9-NGỮ VĂN 9/1 -B
Ghi nhớ
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ SỞ cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc dong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Bài thơ Đổng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
LUYỆN TẬP
Học thuộc lòng bài thơ.
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng cAf("Đêm nay... trăng treo").