SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân

  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 1
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 2
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 3
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 4
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 5
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 6
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 7
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 8
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 9
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 10
  • Tuần 1 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 11
Tuần 1
	TẬP ĐỌC 	:	
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò .ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài; đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nỏ mãi, chị mới kể :
- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lưong ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng to ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò :
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
(Còn nữa)
Theo Tô HOÀI
Cỏ xuóc : loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám vào quần áo.
Nhà trò : loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.
Bự: to, dày quá mức.
Áo thâm : áo màu đen hoặc màu ngả về đen.
Luong ăn : những thứ dùng làm thức ăn.
Ăn hiếp : ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.
Mai phục : nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.
Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích.
	CHÍNH TÀ 	:	
1. Nghe - viết: Dê Mèn bênh vục kẻ yếu (từ Một hôm... đến vẫn khóc.) (2). Điền vào chỗ trống :
a) /hay n ?
Không thể ...ẫn chị Chấm vói bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình ...ỏ nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...an, chắc ...ịch. Đôi ...ông mày không tỉa bao giờ, mọc ...oà xoà tự nhiên, ...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
Theo ĐÀO VŨ
b) an hay ang ?
- Mây chú ng... con d.?. hàng ng... lạch bạch đi kiếm mồi.
Lá băng đang đỏ ngọn cây,
Sếu gi... m... lạnh đang bay ng... trời.
Tố Hữu
(3). Giải các câu đố sau :
Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng I hoặc n :
Muốn tìm nam, bắc, đông, tây
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.
(Là cái gì?)
Tên một loài hoa chíra tiếng có vần an hoặc ang:
Hoa gì trắng xoá núi đồi Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?
(Là hoa gì ?)
LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Cấu tạo của tiếng
Ị - Nhận xét
Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng ?
Bầu oi thưong lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó.
Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?
Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:
Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu ?
Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu ?
II - Ghi nhớ
Mỗi tiếng thường có ba bộ phận sau :
Thanh
Âm đầu	Vần
Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
Ill - Luyện tập
Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau :
Nhiễu điều phủ lấy giá gưong Người trong một nước phải thưong nhau cùng.
Tiêng
Âm đầu
Vần
Thanh
nhiễu
nh
iêu
ngã
Giải câu đố sau :
Để nguyên, lấp lánh trên trời
Bót đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.
(Là chữ gì ?)
KỂ CHUYỆN 	
Sự tích hồ Ba Bế
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể:
Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ?
Ai cho bà cụ ăn và nghi ?
Chuyện gi xảy ra trong đém tễ hội ?	Hó Ba Bể hình thành nhu thế nào?'
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ?
TẬP ĐỌC
Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi I Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo.
Vì con, mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
TRẨN ĐĂNG KHOA
0	- Coi trâu : đổ dùng để đựng trầu cau, đáy nông, thường bằng gỗ.
- Y sĩ : người thầy thuốc có trình độ trung cấp.
(?)	1. Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của-bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
Học thuộc lòng bài thơ.
	TẬP LÀM VÀN 	
Thế nào là kế chuyện ?
- Nhận xét
1. Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể và cho biết:
Câu chuyện có những nhân vật nào ?
Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
M : - Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn —»-không ai cho.
Ý nghĩa của câu chuyện.
Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không ? Vì sao ?
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1 200 mét so vói mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Bê’ Lầm, Bể Lèng, Bê’ Lù.
Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thuỷ tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì. sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thô’ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng : "Ai chưa biết hất bao giờ đến Ba Bê’ sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bê’ sẽ làm được thơ." Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bê’ một lần.
Theo DƯƠNG THUẤN
u	- Thuyền độc mộc : thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.
Thuỷ tộc : các loài vật sống dưới nước.
Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.
Thổ cẩm : vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.
Theo em, thế nào là kể chuyện ?
- Ghi nhớ
Kể chuyện là kê’ lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
- Luyện tập
Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đổ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đổ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂƯ 	
Luyện tập vẻ cấu tạo của tiếng
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau :
Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chó hoài đá nhau.
M:
Tiêng
Âm đầu
Vần
Thanh
hoài
h
oai
huyền
Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên.
Ghi lại từng cặp tiếng bắt vẩn với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn :
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh
Tố Hữu
Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ?
Giải câu đố sau :
Bót đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hoá ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tói trường.
(Là chủ gì?)
	TẠP LAM VAN 	
Nhân vật trong truyện
- Nhận xét
Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp:
Nhân vật là người.
Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,...).
Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:
Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu').
Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể).
Cắn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy ?
- Ghi nhớ
Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,... được nhân hoá.
Hành động, lòi nói, suy nghĩ,... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
Ill	- Luyện tập
Nhân vật trong câu chuyện sau đây là những ai ? Em có đổng ý vói nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận xét như vậy ?
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng
đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn roi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chỉ-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhát lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
GÙ : (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.
Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:
Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.
Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.