SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên

  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 1
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 2
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 3
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 4
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 5
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 6
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 7
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 8
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 9
  • Tuần 12 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 10
TẬP ĐỌC 	—	
"Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi
Bưởi mổ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề.: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc mất trắng tay, anh vân khống nản chí.
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu,thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử : Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH sù VIỆT NAM
Hiệu cầm đồ : cửa hàng nhận đồ của người đang túng bấn đem gửi để vay tiền.
Trắng tay : mất sạch tiền của.
Độc chiếm : chiếm giữ một mình, không chia sẻ cho ai.
Diễn thuyết: nói trước công chúng nhằm tuyên truyền.
Thịnh vuọng : đang phát triển mạnh, giàu có lên.
Trước khi mở công ti vận tải đường thu ỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
Em hiểu thế nào là "một bậc anh hùng kinh tế" ?
Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
-	CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết:
Người chiến sĩ giàu nghị lực
Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, hoạ sĩ Lê Duy ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng ; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.
Theo báo LAO ĐỘNG
(2). Điên vào chô trống : a) tr hay ch ?
Ngu Công dời núi
Ngày xưa, ớ ...ung Quốc có một cụ già ...ín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình vì hai ...ái núi Thái Hàng và Vương ốc ...ắn ngang đường vào nhà, Ngu Công hằng ngày mang cuốc ra đào núi đổ đi. !
Có người ...ê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói : "Ngày nào /tôi cũng đào. Tôi ...ết thì con tôi đào. Con tôi chết thì ...áu tôi đào. ...áu tôi chết, còn có ...ắt của tôi đào. Họ hàng nhà tôi ...uyền nhau đời này đến đời khác đào. Núi ...ẳng thể mọc cao hơn được nên nhất định sẽ có ngày bị san bằng."
...ời nghe cụ già nói vậy, liền đẩy hai ...ái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
Theo NGỤ NGÔN TRUNG QUỐC
Tiếng có vần ươn hay ương ?
Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí lên, không bao giờ buồn nản, chán
trước thất bại. Vi vậy, ông đã thành đạt trên thương . Cuộc cạnh tranh vói những chủ tàu người Hoa từ sau ngày khai công ti vận tải thuỷ chứng tỏ tài kinh doanh của ông. Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập được một công ti lúc thịnh có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ. Ông xứng đáng với danh hiệu "bậc anh hùng kinh tế" mà người đương thời khen tặng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Ý chí - Nghị lực
xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm trong bảng : chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí huóng, chí công, quyết chí.
Chí có nghĩa là rất, hết súc (biểu thị mức độ cao nhất).
M : chí phải
Chí có nghĩa là ý muôn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
M : ý chí
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lục ?
Làm việc liên tục, bền bỉ.
Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
Chắc chắn, bền vững, khó phá võ.
Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.
Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (nghị lục, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền vào ô trống ?
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu . Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không . ở nhà, em tự tập viết bằng chân. của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu , nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đõ, em càng học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.
Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì ?
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi co đồ mói ngoan.
Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
0	- Cơ đồ : sự nghiệp.
Ngoan : khôn ngoan, giỏi giang ; ngoan cường.
Tàn : đồ dùng để che cho vua chúa, che kiệu trong các đám rước, có cán
dài, có khung hình tròn bọc một tấm vải nhiễu, xung quanh có tua rủ.
	KỂ CHUYỆN 	
Kế chuyên đã nghe, đã đọc
Đề bài
Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.
Gợi ý
/V/7Ớ /ạ/ những truyện em đã học về người có nghị lực:
Trong cách mạng và chiến đấu : Bác Hồ bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước (Hai bàn tay).
Trong lao động : Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé nghèo, mồ côi cha trỏ thành "vua tàu thuỷ" ("Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi) ; Đặng Văn Ngữ không quản ngại gian khổ, hi sinh, phục vụ kháng chiến (Người trí thức yêu nước - Tiếng Việt 3, tập hai) ; Lương Định của tạo giống lúa mới (Nâng niu từng hạt giống - Tiếng Việt 3, tập hai).
Trong học tập : truyện Có công mài sắt, có ngày nên kim (Tiêhg Việt 2, tập một), gương vượt khó của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn (Nguyễn Hiền, ông Trạng Nồi) hay những học sinh khuyết tật (Nguyễn Ngọc Ký).
Trong những lĩnh vực khấc : Ngu Công vói quyết tâm dời núi ; Ních Vôi-chếch sinh ra không có chân tay nhưng vẫn kiên trì luyện tập, làm được mọi việc (Tiếng Việt 3, tập hai).
Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :
Truyện về gương người tốt xưa và nay, truyện về cấc anh hùng, danh nhân.
Sách Truyện đọc lớp 4.
Các truyện hoặc tin tức đăng trên các báo thiếu nhi {Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Mực tím, Hoa học trò,...).
Kể chuyện trong nhóm, lớp:
Giới thiệu câu chuyện :
+ Nêu tên câu chuyện.
+ Nêu tên cấc nhân vật trong câu chuyện.
Kể chuyện :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện (nêu cấc sự việc theo đúng thứ tự).
+ Kết thúc câu chuyện.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC 	
Vẽ trứng
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh hoạ Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo :
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người hoạ sĩ phải rất khổ công mới được.
LÊ-Ô-NÁC-ĐÔ ĐA VIN-XI (1452 - 1519)
Thẩy lại nói :
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh hoạ kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lón trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
Theo XUÂN YÉN
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người l-ta-li-a.
Khổ luyện : dày công luyện tập, không nể hà vất vả.
Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật.
Thòi đại Phục hung : thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học,
kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ?
Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì ?
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào ?
Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất ?
	TẬP LÀM VÀN 	,	
Kết bài trong bài văn kế chuyện
- Nhận xét
Đọc lại truyện ồng Trạng thả diều.
Tìm đoạn kết bài của truyện.
Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.
M : Câu chuyện này giúp em thấm thìa hơn lời khuyên của người xưa : "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.
So sánh 2 cách kết bài nói trên.
li - Ghi nhớ
Có hai cách kết bài :
Kết bài mỏ rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
Kết bài không mở rộng : chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
Ill - Luyện tập
Sau đây là một số kết bài của truyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biếng nhác.
Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.
Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.
Cho đến bây giờ, mỗi khi nhó lại chuyện chạy thi vói rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xâu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
Tìm phần kết bài của các truyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào.
Một người chính trực
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Viết kết bài của truyện Một nguòi chính trục hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.
LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Tính từ
(Tiếp theo)
- Nhận xét
Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong những câu sau khác nhau như thế nào ?
Tờ giấy này trắng.
Tờ giấy này trăng trắng.
Tờ giấy này trắng tinh.
Trong các câu dưới đây, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào ?
Tờ giấy này rất trắng.
Tờ giấy này trắng hon.
Tờ giấy này trắng nhất.
- Ghi nhớ
Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau :
Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ.
Tạo ra phép so sánh.
Ill	- Luyện tập
Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau :
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên :
Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngất khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Theo THU HÀ
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.
Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau :
đỏ, cao, vui.
Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2.
	TẬP LÀM VÀN 	
Kế chuyện
(Kiểm tra viết)
Đề bài gọi ý
Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrày-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
Kể lại câu chuyện "Vua tàu thuỷ " Bạch Thái Buỏi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.