SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 18 - Ôn tập cuối học kì I

  • Tuần 18 - Ôn tập cuối học kì I trang 1
  • Tuần 18 - Ôn tập cuối học kì I trang 2
  • Tuần 18 - Ôn tập cuối học kì I trang 3
  • Tuần 18 - Ôn tập cuối học kì I trang 4
Tuần 18
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 1
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều theo mẫu sau :
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
...
Tiết 2
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua các bài tập đọc :
Nguyễn Hiền	b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi	c) Xi-ôn-cốp-xki
Cao Bá Quát	e) Bạch Thái Bưởi
M : Nguyễn Hiền rất có chí.
Em chọn thành ngữ, tục ngữ nào để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn:
Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao ?
Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn ?
Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác ?
Tiết 3
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Cho đề tập làm văn sau : "Kể chuyện ông Nguyễn Hiền." Em hãy viết :
Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
Phần kết bài theo kiểu mở rộng.
Tiết 4
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Nghe - viết:
Đôi que đan
Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay chị nữa Dần dần hiện ra...
Ôi đôi que đan Sao mà chăm chỉ Sao mà giản dị Sao mà dẻo dai...
Từng mũi, từng mũi Cứ đan, đan hoài Sọi len nhỏ bé Mà nên rộng dài.
Em cũng tập đây Mũi lên, mũi xuống Ngón tay, bàn tay Dẻo dần, đõ ngượng.
Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay em nữa Cũng dần hiện ra...
Que tre đan mãi Bóng như ngọc ngà
PHẠM HỔ
Tiết 5
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm :
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang choi đùa trước sân.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Tiết 6
ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Cho đề tập làm văn sau : "Tả một đồ dùng học tập của em."
Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
Hãy viết :
Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
Phần kết bài theo kiểu mỏ rộng.
Tiết 7
BÀI LUYỆN TẬP
A - Đọc thầm	về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mói cất được tiếng gọi khẽ :
Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Chấu đã về đấy ư ? z
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thăng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thây chính bà che chở cho mình như nhưng ngày còn nhỏ.
Bà nhìn chấu, giục :
Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi !
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửạ vườn này như một nơi mát me và hiền lành, ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo THẠCH LAM
B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất
Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già ?
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đôi với Thanh ?
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục chấu vào nhà cho khỏi nang, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
Nhìn chấu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà ?
Có cảm giác thong thả, bình ỵên.
Có cảm giấc được bà che chở.
Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?
Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bàT
Vi Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
Vị Thạnh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
c - Dua vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng
Tìm trong truyện về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền.
a) Hiền hậu, hiền lành, b) Hiền từ, hiền lành. c) Hiền từ, âu yếm.
Câu Lẩn nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả
như thế có mấy động từ, mấy tính từ ?
Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là :
Động từ :	- Tính từ :
Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là :
Động từ :	- Tính từ :
Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là :
Động từ :	- Tính từ :
Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì ?
a) Dùng để hỏi. b) Dùng để yêu cầu, đề nghị, c) Dùng thay lời chào.
Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mói cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ ?
a) Thanh	b) Sự yên lặng c) Sự yên lặng làm Thanh
Tiết 8
BÀI LUYỆN TẬP
A - Chính tả (nghe - viết) Chiếc xe đạp của chú Tư
Chiếc xe của chú là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mói bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
Theo NGUYÊN QUANG SÁNG
B - Tập làm văn Cho đề bài sau : "Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích."
Em hãy :
Viết lời mỏ bài theo cách mở bài trực tiếp (hoặc gián tiếp).
Viết một đoạn văn ở phần thân bài.