SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân

  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 1
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 2
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 3
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 4
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 5
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 6
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 7
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 8
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 9
  • Tuần 3 - Chủ điểm: Thương người như thể thương thân trang 10
Sức vóc : ...
Cánh : ...
"Trang phục" : ...
Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách Và thân phận của nhân vật này ?
- Ghi nhớ
Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.
Nhũng đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
Ill	- Luyện tập
Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quấ nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.
Theo VŨ CAO
Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
Thư thăm bạn
Hoà Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2000
Bạn Hồng thân mến,
Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Où Chính Lan, thị xã Hoà Bình. Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rổi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.
Hồng ơi I
Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba
xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. Bên cạnh Hổng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
Mấy ngày nay, ở phường mình và khắp thị xã đang có phong trào quyên góp ủng hộ đổng bào khắc phục thiên tai. Trường mình cũng vừa tổ chức đợt góp đổ dùng học tập giúp các bạn vùng lũ lụt. Riêng mình gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay. Hồng nhận cho mình nhé !
Chúc Hổng khoẻ. Mong nhận được thư bạn.
Bạn mới của Hồng Quách Tuấn Lương
0	- Xả thân : không tiếc thân mình vì việc nghĩa.
Quyên góp : vận động mọi người góp tiền của để làm việc nghĩa hay việc
ích lợi chung.
Khắc phục : vượt qua (khó khăn, trở ngại).
(?)	1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.
Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng.
Nêu tác dụng của những dòng mở.đầu và kết thúc bức thư.
	CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết:
Cháu nghe câu chuyện của bà
Chiều rồi bà mới về nhà Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !
Bà rằng : Gặp một cụ già Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à Ị
Cháu nghe câu chuyện của bà Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương Mong đừng ai lạc giữa đường về quê Ị
Theo NGUYỄN VĂN THẮNG
(2). a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu : "...úc dẫu ...áy, đốt ngay vẫn thẳng". ...e là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta. ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Theo THÉP MỚI
b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?
Bình minh hay hoàng hôn ?
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao :
Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
Vì sao ông lại khăng định chính xấc như vậy ?
Là bơi vì tôi biết hoạ si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
Theo ĐÒ XUÂN LAN
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Từ đơn và từ phức
- Nhận xét
Câu sau đây có 7 4 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dâu gạch chéo :
Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.
Theo MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
Hãy chia các từ trên thành hai loại:
Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn).	M : nhờ
Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).	M : giúp đỡ
Theo em:
Tiếng dùng để làm gì ?
Từ dùng để làm gì ?
- Ghi nhớ
Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
Từ nào cũng có nghĩa và dùng đê’ tạo nên câu.
Ill	- Luyện tập
Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
LÂM THI MỸ DẠ
Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:
3 từ đơn
3 từ phức
Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.
M : (Đặt câu với từ đoàn kết')
Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
	KỀ CHUYỆN	
Ké chuyên đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. Gợi ý
Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu :
Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người (như bạn nhỏ trong bài thơ Mẹ ốm em vừa học).
Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn (như các bạn nhỏ trong truyện Các em nhỏ và cụ già ở sách Tiếng Việt 3, tập một hay Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu em vừa học).
Yêu thiên nhiên, chăm chút, nâng niu từng mầm nhỏ của sự sống (như truyện Chiếc rễ đa tròn trong sách Tiếng Việt 2, tập hai).
Tính tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác (như chú bé Cô-rét-ti trong truyện Ai có lỗi ? ở sách Tiếng Việt 3, tập một).
Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu ?
Truyện cổ, truyện ngụ ngôn Việt Nam và nước ngoài.
Truyện về gương người tốt.
Sách Truyện đọc lớp 4.
Truyện Những tằm lòng cao cả của A-mi-xi.
Kể chuyện
Giói thiệu câu chuyện :
+ Nêu tên câu chuyện.
+ Cho biết em đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện này ở đâu và vào dịp nào.
Kể thành lời :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
M : Em xin kể câu chuyện có tên là Chiếc áo rách. Đây là một câu chuyện rất cảm động em đọc được trên báo Thiếu niên Tiền phong số Tết Trung thu vừa qua. Sau đây là toàn bộ câu chuyện :
Chiếc áo rách
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mây bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lóp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tâm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối vói mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng cấc bạn tói trường.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC 	
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ãn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi ! cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào I
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hổ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Táy vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tối chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia :
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi :
- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Theo TUỐC-GHẼ-NHÉP
Lọm khọm : (dáng vẻ) già yếu, lưng còng, chậm chạp.
Đỏ đọc : rất đỏ, như có pha sắc máu.
Giàn giụa : (nước mắt) tràn ra nhiều, không kìm giữ được.
Thảm hại: (dáng vẻ) khổ sở, đáng thương.
Chằm chằm : (nhìn) chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi.
Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?
Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?
Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?
	TẬP LÀM VÀN 	
Kế lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
- Nhận xét
Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Nguôi ăn xin.
Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?
Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?
- Cháu ơi, cảm ơn cháu Ị Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - ồng lão nói bằng giọng khản đặc.
Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.
- Ghi nhớ
Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
Có hai cách kê’ lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật :
Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp).
Kê’ bằng lời của người kê’ chuyện (lời dẫn gián tiếp).
- Luyện tập
Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:
Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.
Cậu thứ hai bảo :
Còn tớ, tó sẽ nói là đảng đi thì gặp ông ngoại.
Theo tó, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.
TIẾNG VIỆT 2 (1988)
Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.
TRUYỆN TẤM CÁM
Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp : Bác thợ hỏi Hoè :
Cháu có thích làm thợ xây không ?
Hoè đáp :
Chấu thích lắm !
TIÉNG VIỆT 2 (1988)
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết
Tìm các từ:
Chứa tiếng hiển.	dịu hiền, hiền lành
Chứa tiếng ác.	hung ác, ác nghiệt
Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng : nhân ái, tàn ác, bất hoà, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cuu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. Cột có dấu - để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.)
+
-
Nhân hậu
nhân từ,...
độc ác, ...
Đoàn kết
^đùm bọc, ...
chia rẽ, ...
3. Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền vào ô trống để hoàn chình các thành ngữ dưới đây ?
Hiền như
Lành như
Dữ như
Thưong nhau như
Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào ?
Môi hở răng lạnh.
Máu chảy ruột mểm.
Nhường cơm sẻ áo.
Lá lành đùm lá rách.
	TẬP LÀM VĂN 	
Viết thư
- Nhận xét
Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau :
Người ta viết thư để làm gì ?
Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?
Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?
- Ghi nhớ
Một bức thư thường gồm những nội dung sau :
Phần đầu thư :
Địa điểm và thời gian viết thư.
Lời thưa gửi.
Phần chính :
Nêu mục đích, lí do viết thư.
Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
Thông báo tình hình của người viết thư.
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
Phần cuối thư :
Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.
Chữ kí và tên hoặc họ, tên.
- Luyện tập
Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.