SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên

  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 1
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 2
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 3
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 4
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 5
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 6
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 7
  • Tuần 13 - Chủ điểm: Có chí thì nên trang 8
Tuần 13
	TẬP ĐỌC 	
Người tìm đường lên các vì sao
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi : "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?"
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
Có người bạn hỏi :
Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
Xi-ôn-cốp-xki cười :
Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.
Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tạng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điểu ông hằng tâm niệm : "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục."
Theo LÊ NGUYÊN LONG - PHẠM NGỌC TOÀN
0	- Khí cầu : dụng cụ hình quả cầu, chứa đầy khí nhẹ, có thể bay lên cao.
Sa hoàng : vua nước Nga.
Thiết kế : lập tài liệu kĩ thuật để theo đó mà xây dựng công trình hay sản xuất
thiết bị.
Tâm niệm : thường xuyên nghĩ tới và tự nhắc mình ghi nhớ, làm theo.
Tôn thờ: coi trọng đến mức cho là thiêng liêng.
®	.1. Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?
Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ?
Em hãy đặt tên khác cho truyện.
	CHÍNH TẢ 	
1. Nghe - viết: Người tìm đường lên các vì sao ftừ đầu... đến có khi đến hàng trăm lần.)
(2). a) Tim các tính từ :
Có hai tiếng đều bắt đầu bằng I.	M : lỏng lẻo
Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n.	M : nóng nảy
b) Điền vào ô trống tiếng có âm / hay iê ?
Ê-đi-xơn rất khắc vói bản thân. Để có được bất kì một phát
nào, ông cũng trì làm hết thí 8 này đến thí khấc cho tói khi đạt kết quả. Khi cứu về ắc quy, ông thí tói 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng , con số thí MI lên đến 8000 lần.
(3). Tìm các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng / hoặc n, có nghĩa như sau :
Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
Mục đích cao nhát, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tói.
Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.
Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :
Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.
Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt.
Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Ý chí - Nghị lực
Tìm các từ:
Nói lên ý chí, nghị lực của con người.
M: quyết chí
Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.
M: khó khăn
Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:
Từ thuộc nhóm a.
Từ thuộc nhóm b.
Viết một đoạn văn ngăn nói vể một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
	KÉ CHUYỆN	
Kế chuyên được chứng kiến hoậc tham gia
Đề bài
Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
Gợi ý
Tìm ví dụ về tinh thần kiên trì vượt khó :
Tim mọi cách để giải bài toán khó.
Luyện tập để viết chữ đẹp.
Vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập hoặc rèn luyện.
Nhà nghèo, phải làm nhiều việc giúp gia đinh nhưng vẫn học tập tốt.
Lập dàn ý câu chuyện định kể:
Mở đầu câu chuyện : Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Diễn biến câu chuyện : Trình bày các khó khăn mà nhân vật gặp phải và lòng kiên trì vượt khó của nhân vật.
Kết thúc câu chuyện : Nêu kết quả mà nhân vật đạt được hoặc nêu nhận xét về nhân vật, về ý nghĩa câu chuyện.
Dựa vào dàn ý, nói thành lời. Chú ý:
Lựa chọn từ ngữ phù họp vói nhân vật, sự việc.
Kết hợp giọng kể với điệu bộ, cử chỉ để diễn tả câu chuyện, hấp dẫn người nghe.
	TẬP ĐỌC 	
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản :
Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đon, có được không ?
Cao Bá Quát vui vẻ trẫ lời :
Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đon viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường, về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)
0	- Khẩn khoản : tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
Huyện đuòng : nơi làm việc của quan huyện trước đây,
Ân hận : băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.
(?)	1. Vì sao Cao Bá Quắt thường bị điểm kém ?
Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận ?
Cạo Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện.
	TẬP LĂM VÀN 	:	
Trà bài văn kế chuyên
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
Chữa bài:	■
Đọc lại bài làm, lời phê của cô giáo (thầy giáo) trong bài, đọc những chỗ mắc lỗi.
Tham gia chữa những lỗi mà cô giáo (thầy giáo) đề nghị chữa chung : lỗi về ý, lỗi về bố cục bài, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
cj Tự chữa bài làm của cá nhân : chữa những lỗi cô giáo (thầy giáo) yêu cầu chữa trong bài của mình.
d) Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
Học tập những đoạn văn, bài vãn tốt:
Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ỏ trong và ngoài lóp.
Thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt của bài hoặc đoạn văn được cô giáo (thầy giáo) giới thiệu.
Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách hay hơn.
	LUYỆN Từ VÀ GÂU 	
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
- Nhận xét
Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Nguôi tìm đuòng lên các vì sao.
Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏl ai ?
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?
- Ghi nhớ
Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn tai, gì, nào, sao, không,...). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. (?).
Ill	- Luyện tập
1. Tìm câu hỏi trong các bài Thua chuyện vói mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau :
Thứ tự
Câu hỏi
Câu hỏi của ai ?
Để hỏi ai ?
Từ nghi vân
M: 1
Con vừa bảo gì ?
Câu hỏi của mẹ
Để hỏi Cương
gì
Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.
M : Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Câu hỏi: - Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào ?
Chữ ai xấu ?
Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?
Vi sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém ?
Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
M : Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ ?
:	TẬP LÀM VÀN	
Ôn tập văn kế chuyện
Cho 3 đề bài như sau :
Đề 1 : Lóp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết
thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.
Đề 2 : Em hãy kể một câu chuyện về một tâm gưong rèn luyện thân thể.
Đề 3 : Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay. Đề nào trong 3 đề trên thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao ?
Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau :
Đoàn kết, thưong yêu bạn bè.
Giúp đõ người tàn tật.
Thật thà, trung thực trong đời sống.
Chiến thắng bệnh tật.
Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể:
Câu chuyện có những nhân vật nào ?
Tính cách của các nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào ?
Câu chuyện nói với em điều gì ?
Câu chuyện được mỏ đầu và kết thúc theo những cách nào ?