SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng

  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 1
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 2
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 3
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 4
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 5
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 6
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 7
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 8
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 9
  • Tuần 4 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 10
	TẬP ĐỌC 	
Một người chính trực
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đô thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi :
Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông ?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp :
Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên nói :
Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu :
Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ, Đỗ ĐỨC HÙNG
- Chính trục : ngay thẳng.
Di chiếu : lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất.
Thái tử : cọn trai của vua được chọn để nối ngôi cha.
Thái hậu : mẹ vua.
Phò tá : theo bên cạnh để giúp đỡ.
Tham tri chính sự : chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.
Gián nghị đại phu : chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm
điểu trái.
Tiến cử : giới thiệu người có tài có đức để cấp trên chọn lựa.
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
	CHÍNH TẢ 	—
Nhớ - viết: Truyện cổ nước mình (từ đầu... đến nhận mặt ông cha của mình.)
(2). a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi ?
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một
buổi trưa nào, nồm nam cơn thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời, đưa tiếng sáo, nâng cánh
THÉP MỚI
Điền vào chỗ trống ân hay âng ?
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch... chốn này
D... d... một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.
NGUYỄN BÙI VỢI
Nơi ấy ngôi sao khuya Soi vào trong giác ngủ Ngọn đèn khuya bóng mẹ Sáng một V.?. trên s...
Nơi cả nhà tiễn ch...
Anh tôi đi bộ đội
Bao niềm vui nỗi đợi
Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.
vũ QUẨN PHUƠNG
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Từ ghép và từ láy
- Nhận xét
Câ'u tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau ?
Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.
LÂM THI MỸ DẠ
Thuyền ta chẩm chậm vào Ba Bê’
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im Lá rừng với gió ngân se sẽ Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.
HOÀNG TRUNG THÔNG
Gợ/ý
Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành ?
- Ghi nhớ
Có hai cách chính để tạo từ phức là :
Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. M :tình thương, thương mến,...
Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
M :săn sóc, khéo léo, luôn luôn,...
Ill	- Luyện tập
Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa :
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ỏ nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mây tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô núc làm lễ, mở hội để tuởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cúng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
THÉP MỚI
Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây:
Ngay
Thẳng
Thật
	KỂ CHUYỆN -	
Một nhà tho chân chính
TRUYỆN DÂN GIAN NGA
Dựa vào câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể, trả lời câu hỏi:
Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào ?
Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC 	
Tre Việt Nam
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ ?
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre oi ?
ở đâu tre cũng xanh tưoi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ?
Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho mãng
Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
NGUYỄN DUY
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Luỹ thành : bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong Ụuỹtre : hàng tre trồng rất dày làm thành rào bảo vệ).
Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam :
Cần cù
Đoàn kết
Ngay thẳng
Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?
Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
	TẬP LÀM VÀN 	
Cốt truyện
- Nhận xét
Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dê Mèn bênh vục kẻ yếu.
Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì ?
Cốt truyện gồm những phần nào ? Nêu tác dụng của từng phần.
- Ghi nhớ
cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
Cốt truyện thường có ba phần :
Mở đầu
Diễn biến
Kết thúc
Ill	- Luyện tập
Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
Dựa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây khế.
LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Luyện tập về từ ghép và từ láy
So sánh hai từ ghép sau đây:
Bánh trái (chỉ chung các loại bánh).
Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn).
Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung) ?
Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?
Viết các từ ghép (được in đậm) trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:
Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngót, tiếng còi tàu hoả thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.
Theo TÔ NGỌC HIÉN
Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đống, bãi hờ vói những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hlnh dạng khấc nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Theo TRẦN LÊ VĂN
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
ruộng đồng
Từ ghép có nghĩa phân loại
đường ray
Xếp các từ láy trong đoạn vân sau vào nhóm thích hợp:
Cầy nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn : không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mói mỏ bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Theo TRẤN HOÀI DƯƠNG
Từ láy có	hai tiếng giống	nhau ở	âm đầu.
Từ láy có	hai tiếng giống	nhau ở	vần.
Từ lấy có	hai tiếng giống	nhau ở	cả âm đầu	và vần.
	TẬP LÀM VĂN 	•
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Đề bài
Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Gợi ý
■ 1. Câu chuyện với ba nhân vật như trên có thể là một câu chuyện về sự hiếu thảo. Muốn kể về người con hiếu thảo, em cần tưởng tượng :
Bà mẹ ốm như thế nào ?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
Phải tìm một loại thuốc rất hiếm.
Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào ?
M:
+ Cách 1 : Cảm động về tình mẹ con, bà tiên bỗng hiện ra giúp.
+ Cách 2 : Người con vượt qua rất nhiều khó khăn đi tìm bà tiên.
Câu chuyện với ba nhân vật như trên cũng có thể là một câu chuyện về tính trung thực. Những điều em cần tưởng tượng là :
Bà mẹ ốm như thế nào ?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
M Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc.
Bà tiên làm cách nào để biết người con là người trung thực ?
Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào ?