SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều

  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 1
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 2
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 3
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 4
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 5
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 6
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 7
  • Tuần 16 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 8
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội. làng Hữu Trap thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ỏ những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng, số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng, bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.
Theo TOAN ÁNH
Giáp : đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa.
Qua phẩn đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trap.
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
CHÍNH TÀ 	
Nghe - viết: Kéo co (từ Hội làng Hữu Trap... đến chuyển bại thành thắng.) (2). Tìm và viết các từ ngữ:
Chứa tiếng có các âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :
Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân.
Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển cấc hình mẫu giống như người, vật.
Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đâu.
Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau :
Ôm lây nhau và cố sức làm cho đối phương ngã.
Nâng lên cao một chút.
Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Đô chơi - Trò chơi
Viết vào vở bảng phân loại theo mẫu cho dưới đây. xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong bảng : nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờtuóng, xếp hình, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh Trò chơi rèn luyện sự khéo léo Trò chơi rèn luyện trí tuệ
Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây, theo mẫu :
■BSOI Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
Làm một việc nguy hiểm
Mất trắng tay
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống
Choi vói lừa
ở chọn noi, choi chọn bạn
Choi diều đút dây
Choi dao có ngày dứt tay
Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn :
Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.
	KỂ CHUYỆN	 ,	
Kế chuyện được chứng kiến hoậc tham gia
Đề bài
Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
Gợi ý: Em có thể kể theo một trong những hướng như sau :
Kể xem vì sao em có thứ đổ chơi mà em thích.
M Em thích một thứ đồ chơi và mong có được đồ chơi ấy. Trong cuộc vui đêm trung thu, anh, chị phụ trách tô’ chức bốc thăm cho mỗi em một thứ đồ chơi. Có một bạn được thứ đồ chơi mà em thích. Khi ra về, bạn đổi đồ chơi cho em vì biết em rất thích nó.
Kể về việc giữ gìn đồ chơi.
M Em được mẹ cho một chú thỏ bông. Lúc đầu em rất thích, nhưng rồi lâu ngày cũng nhạt dần. Chú thỏ bị vất lăn lóc, bắt đầu đen xỉn và mất cả tai nữa. Chị của em tắm cho chú thỏ rồi làm lại hai cái tai cho chú một cách rất khéo. Em lại thấy chú thỏ đáng yêu. Lúc ấy, em mới hiểu : phải biết giữ gìn đồ chơi.
Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo.
M : Trường em vận động tặng đồ chơi, sách vở cho cấc bạn nghèo. Em có nhiều đồ chơi, trong đó có một con búp bê rất đẹp. Em quyết định tặng các bạn đồ chơi đẹp nhát của mình.
	TẬP ĐỌC 	
Trong quán ăn "Ba cá bống"
Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu ? Bu-ra-ti-nô tìm cách moi điều bí mật ấy ở chính những kẻ độc ác đang tìm bắt chú hòng đoạt chiếc chìa khoá quý giá.
Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sẽ vào quán "Ba cá bống", Bu-ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im thin thít.
Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa ho bộ râu, lão vừa nói :
Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
Bu-ra-ti-nô hét lên :
Ba-ra-ba I Kho báu ở đâu, nói ngay I
Ba-ra-ba giật mình nhìn Đu-rê-ma. Đu-rê-ma vốn mê tín, lại nốc lắm rượu nên sợ tái xanh cả mặt. Thấy thế, Ba-ra-ba cũng hoảng, răng đánh vào nhau cầm cập.
Cái tiếng bí mật trong bình lại hét lên :
Nói mau ! .
BaLra-ba ấp úng :
Ở... sau bức tra... anh trong nhà bác Các-lô ạ.
Vừa lúc ấy, gã chủ quán dẫn cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô vào. Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói :
Ngài cho chúng cháu mười đồng tiền vàng, chúng cháu xin nộp ngay thằng người gỗ ấy.
Lão Ba-ra-ba luồn tay vào túi, móc ra mười đổng.
Cáo đếm đi đếm lại mãi, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa. Nó lấy chân
trỏ vào cái bình :
Nó ở ngay dưới mũi ngài đây.
Lão Ba-ra-ba vớ lấy cái bình, ném bốp xuống sàn lát đá. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp mọi người đang há hốc mồm ngo ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên.
Theo A-LỂCH-XÂY TÔN-XTÔI
■J	- Mê tín : tin vào chuyện ma quỷ, bói toán,...
- Ngay duói mũi: ngay trước mặt.
©	1. Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ?
Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú ?
	TẬP LÀM VĂN 	:	
Luyện tập giới thiệu địa phuơng
Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.
Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý: Trong phần mở bài, cẩn giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Câu kế
- Nhận xét
Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ?
Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng .để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu ?
Những câu còn lại trong đoạn văn trên được dùng làm gì ? Cuối mỗi câu có dấu gì ?
Bạ câu sau đây cũng là câu kể. Theo em, chúng được dùng làm gì ?
Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa ho bộ râu, lão vừa nói :
- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
- Ghi nhớ
Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để :
Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Cuối câu kể thường có dấu chấm.
- Luyện tập
Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì.
Chiều chiều, trên bãi thả, đấm trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đon, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo TẠ DUY ANH
Đặt một vài câu kể để:
Kể cấc việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
Tả chiếc bút em đang dùng.
Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
	.TẬP LÀM VÀN 	
Luyện tập miêu tà đồ vật
Đề bài (viết)
Tả một đồ chơi mà em thích.
Gợ/ý
Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị tuần trước.
Chọn cách mỏ bài:
Mở bài trực tiếp
M : Trung thu vừa qua, chú Cường làm cho em một chiếc diều rất đẹp.
Mỏ bài gián tiếp
M : ở nhà em, mồi người có một sở thích riêng. Bố em yêu bóng đá. Mẹ em thích nấu ăn. Anh trai em mê vi tính. Còn em thì thích nhất là đồ chơi. Cũng như các bạn gái, em có một "cô" búp bê và gắn bó với cô bạn ấy suốt ba năm nay.
Viết từng đoạn thân bài. Chú ý có câu mở đoạn.
M : Bọn con trai thì cho là anh lính này nom rất oách. Lúc nào anh cũng mang một khẩu súng trước ngực. Mà là súng tiểu liên hẳn hoi nhé. Sau lưng anh ụ lên cái ba lô. Hai con mắt anh nhìn rất thẳng. Còn đôi chân thì bao giờ cũng đứng rất nghiêm như thể sắp đi duyệt binh. Giả dụ có ai hô "một, hai" chắc hẳn anh có thể đi đều bước ngay lập tức.
Theo HÀI HỐ
Chọn, cách kết bài:
Kết bài mở rộng.
Kết bài không mỏ rộng.