SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng

  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 1
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 2
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 3
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 4
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 5
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 6
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 7
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 8
  • Tuần 5 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 9
TẬP ĐỌC 	
Những hạt thóc giống
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn : ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mổ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu :	\
- Tâu Bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói :
-.Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta !
Rồi vua dõng dạc nói tiếp :
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
TRUYỆN DÀN GIAN KHMER
X	- Bệ hạ : từ gọi vua với ý tôn kính.
Sũng sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động.
Dõng dạc : (nói) to, rõ ràng, dứt khoát.
Hiền minh : có đức độ và sáng suốt.
Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế ?
Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?
	CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết: Nhũng hạt thóc giông (từ Lúc ấy... đến ông vua hiền minh.)
(2). Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:
Những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng / hoặc n.
Hưng vẫn hí hoáy tự tìm giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng bài cho cô giấo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần có thể em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi bài.
Những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng.
Ngày hội, người người chân. Lan qua đám đông để về nhà.
Tiếng xe điện keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo ấm, choàng khăn nhung màu . Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, em ngoan.
(3). Giải những câu đố sau :
Tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng I hay n.
Mẹ thì sống ở trên bờ Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.
'Có đuôi bơi lội lao xao Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ.
(Lá con gi ?)
Tên con vật chứa tiếng có vần en hoặc eng.
Chim gì liệng tựa con thoi Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa.
(Là con gi ?)
LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : Trung thực - Tự trọng
Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thục.
M : - Từ cùng nghĩa : thật thà.
- Từ trái nghĩa : gian dối.
Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thục hoặc một từ trái nghĩa với trung thục.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng ?
Tin vào bản thân mình.
Quyết định lấy công việc của mình.
Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
,CÓ thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nòi về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng ?
Thẳng như ruột ngựa.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Thuốc đắng dã tật.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Đói cho sạch, rách cho thom.
	KỂ CHUYỆN	
Kế chuyên đã nghe, đã đọc
ị-
Đề bài
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
Gợi ý
Nêu một số biểu hiện của tính trung thực :
Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng (như ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực - Tiếng Việt 4, tập một, trang 36).
Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi (như chú bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4, tập một, trang 46).
Không làm nhũng việc gian dối (như hai chị em trong truyện Chị em tôi - Tiếng Việt 4, tập một, trang 59).
Không tham của người khác (như chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu - Tiếng Việt 4, tập một, trang 64).
Tìm truyện về tính trung thực ở đâu ?
Truyện cổ, truyện ngụ ngôn, truyện vui,...
Truyện về gương người tốt.
Sách Truyện đọc lớp 4.
Kể chuyện:
Giới thiệu câu chuyện :
+ Nêu tên câu chuyện.
+ Cho biết em đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện này ở đâu và vào dịp nào.
Kê’ thành lời :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	TẬP ĐỌC —	
Gà Trống và Cáo
Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời,
Cáo kia đon đả ngỏ lời :
"Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây
Để nghe cho rõ tin này Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân
Lòng tôi sung sướng muôn phần Báo cho bạn hữu xa gần đều hay
Xin đừng e ngại, xuống đây Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân."
lời Cáo dụ thiệt hơn : "Xin được ghi ơn trong lòng Hoà bình gà cáo sống chung Mừng này còn có tin mừng nào hơn Kìa, tôi thấy cặp chó săn Từ xa chạy lại, chắc loan tin này."
Cáo nghe, hồn lạc phách bay Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.
Gà ta khoái chí cười phì :
LA PHÔNG-TEN
(Nguyễn Minh lược dịch)
u	- Đon đả : có cử chỉ, thái độ nhanh nhảu, vui vẻ khi gặp gỡ.
Dụ (dụ dỗ): nói khéo để người khác hám lợi mà làm theo.
Loan tin : truyền tin rộng.
Hồn lạc phách bay : vô cùng sợ hãi, hốt hoảng.
"Rõ phường gian dối, làm gì được ai."
®	1. Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ?
Vì sao Gà không nghe lời Cáo ?
Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
Theo em, tác giả viết bàl thơ này nhằm mục đích gì ?
Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà Trống.
Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.
Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
Học thuộc lòng bài thơ.
	_TẠP LAM VAN 	.	
Viết thư
(Kiểm tra viết)
Đề bài gọi ỷ
Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.
Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
Nghe tin gia dinh một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn...), hãy viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.
LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Danh từ
- Nhận xét
Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau :
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng con nắng, trắng con mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đòi tôi
Như con sông vói chân tròi đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
LÀM THI MỸ DẠ
Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp:
Từ chỉ người : ông cha, ...
Từ chỉ vật : sông, ...
Từ chỉ hiện tượng : mưa, ...
Từ chỉ khái niệm : cuộc sống, ...
Từ chỉ đơn vị : cơn, ...
- Ghi nhớ
Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Luyện tập
Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người... Chính vì thấy nước mất, nhà tan... mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp , dồng bào.
Theo TRƯỜNG CHINH
Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được.
	TẬP LÀM VÁN 	
Đoạn vãn trong bài văn kế chuyên
- Nhận xét
Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.
Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn ?
Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì ?
Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào ?
- Ghi nhớ
Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn.
Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
Ill	- Luyện tập
Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu.
Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mói đủ ăn.
Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách :
- ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.
Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. .
Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.
Bà lão cười hiền hậu :
- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.