SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng

  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 1
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 2
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 3
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 4
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 5
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 6
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 7
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 8
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 9
  • Tuần 6 - Chủ điểm: Măng mọc thẳng trang 10
TẬP ĐỌC 	
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. ông em 96 tuổi rổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca : "Bố khó thở lắm I..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết." - An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em :
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !"
Theo XU-KHÔM-LIN-XKI (Trán Mạnh Hưởng dịch)
Dằn vặt: làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng. Nghĩa trong bài : tự trách mình.
An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
An-đrây-ca tự dằn vặt mình nhu thế nào ?
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
	CHÍNH TÀ 	-	
Nghe - viết:
Người viết truyện thật thà
Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ :
Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây. Vợ ông bật cười :
Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái có để về sóm thì khó gì.
Ban-dắc nói :
Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.
Theo NGUYỄN ĐlNH CHÍNH
Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả :
M : Lỗi nhầm lẫn s / X
Viết sai	Viết đúng
xắp lên xe	sắp lên xe
/
Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi / dấu ngã
Viết sai	Viết đúng
tưỡng tượng	tưởng tượng
(3). Tìm các từ láy:
M : suôn sẻ M : xôn xao M : nhanh nhảu M: mãi mãi
Có tiếng chứa âm s.
Có tiếng chứa âm X.
Có tiếng chứa thanh hỏi. Có tiếng chứa thanh ngã.
	LUYỆN TÙ VÀ CÂU 	
Danh từ chung và danh từ riêng
- Nhận xét
Tìm các từ có nghĩa như sau :
Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào ?
So sánh a với b.
So sánh c với d.
Cách viết các từ trên có gì khác nhau ?
So sánh a vói b.
So sánh c với d.
- Ghi nhớ
Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
Ill	- Luyện tập
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / vói / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.
Theo HOÀI THANH và THANH T|NH
Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?
	KỂ CHUYỆN	
Ké chuyên đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể một câu chuyện vể lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc. Gọ/ý
Thế nào là tự trọng ?
Nghĩa của từng tiếng trong từ :
+ Tự : chính mình.
+ Trọng : tôn trọng.
Nghĩa chung của từ : tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
Tim những câu chuyện về lòng tự trọng.
Quyết tâm vưon lên, không chịu thua kém bạn bè (như cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục - Tiêhg Việt 3, tập hai).
Sống bằng lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác (như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích Sự tích dưa hâu,...).
Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp.
Giói thiệu câu chuyện :
+ Nêu tên câu chuyện.
+ Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
Kể chuyện :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện (kể cấc sự việc theo đúng thứ tự). + Kết thúc câu chuyện.
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	TẬP ĐỌC 	
Chị em tôi •
Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa :
Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Ba tôi mỉm cười :
Ờ, nhớ về sớm nghe con !
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng :
Em đi tập văn nghệ.
Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ?
Nó cười, giả bộ ngây thơ :
ủa, chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà !
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo :
Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.
Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa.. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
Theo LIÊN HƯƠNG
Tặc luõi: bật lưỡi thành tiếng để tỏ ý bỏ qua, dù còn phân vân, áy náy.
Yên vị: ngồi yên vào chỗ(
Giả bộ : giả vờ.
Im như phỗng : không động cựa hoặc nói năng gì, như một bức tượng.
Cuồng phong : gió to, bão. Nghĩa trong bài : cơn giận.
Ráng (tiếng Nam Bộ) : cố gắng.
(?)	1. Cô chị nói dối ba để đi đâu ?
Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận ?
Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
.4. Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?
	TẬP LÀM VĂN 	
Trà bài vản viết thư
Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
Chữa bài:
Đọc lại bài làm, lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) trong bài, đọc những chỗ mắc lỗi.
Tham gia chữa những lỗi cô giáo (thầy giáo) đề nghị chữa chung : lỗi về ý, lỗi về bố cục bài, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
Tự chữa bài làm của em.
M :
Chữa lỗi về bố cục :
+ Bô’ sung phần còn thiếu (phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư). + Bô’ sung mục còn thiếu trong từng phần (Phần đầu thư cần nêu địa
điểm, thời gian viết thư và có lời thưa gửi, chào hỏi. Phần chính cần thăm hỏi người nhận thư và thông báo tin tức về mình. Phần cuối thư cần có lời chúc, lời chào và kí tên, viết rõ tên).
Chữa lỗi về ý :
+ Bô’ sung những ý còn thiếu trong phần chính (Chẳng hạn quên hỏi thăm một việc quan trọng, một người thân hay quên báo một tin có ý nghĩa đối vói mình hoặc vói người nhận thư).
+ Bỏ bót những ý không cần thiết hoặc không nên nói.
Chữa lôi vê diên đạt :
+ Chữa các lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Thay đổi một số từ ngữ, một số cách trình bày cho dễ hiểu và thể hiện đúng tình cảm, thái độ của mình hơn.
Đổi bài cho bạn để kiểm tra lỗi giúp nhau và học hỏi lẫn nhau.
Học tập những đoạn văn, bài văn tốt:
Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ở trong và ngoài lớp.
Thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được cô giáo (thầy giáo) giới thiệu.
	LUYỆN TU VÀ CÂU 	:	
Mở rộng vốn từ : Trung thực - Tự trọng
Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau :
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : "Minh là một học sinh có lòng ." Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không . Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, nhất cũng dần dần thấy hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào . Lớp 4A chúng em rất về bạn Minh.
{Từ để chọn : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.)
Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau :
Nghĩa	Từ
Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức - trung thành hay với người nào đó.
Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi. - trung hậu
Một lòng một dạ vì việc nghĩa.	- trung kiên
Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. - trung thực
Ngay thẳng, thật thà.	- trung nghĩa
Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thục, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm).
Trung có nghĩa là "ở giữa".	M : trung thu
Trung có nghĩa là "một lòng một dạ". M : trung thành
Đặt câu với một từ đã cho trong bài tập 3.
	TẬP LÀM VĂN 	
Luyện tập xây dựng đoạn vãn kế chuyện
Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu:
Một chàng tiểu phu đang đốn củi thì luỡi riu bị văng xuống sông.
Một cụ già hiện ra húa sẽ vớt giúp.
Lán thú nhất, cụ vớt lên một luõi riu bằng vàng.
Lán thú hai, cụ vớt lên một luõi rìu bằng bạc.
Lẩn thú ba, cụ vớt lén một luỡi rìu bằng sắt.
Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cà ba luõi riu.
Tiều phu : người đàn ông làm nghề kiếm củi trong rừng.
Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. Chú ý
Hình dung đầy đủ diễn biến trong mỗi đoạn :
Các nhân vật làm gì ?
Các nhân vật nói gì ?
Miêu tả :
Ngoại hình của cấc nhân vật.
Lưỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt.