SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều

  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 1
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 2
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 3
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 4
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 5
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 6
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 7
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 8
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 9
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 10
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 11
  • Tuần 14 - Chủ điểm: Tiếng sáo diều trang 12
Tuần
14
	TẬP ĐỌC 	
Chú Đất Nung
Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa :
Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thuỷ tinh.
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
Ông Hòn Rấm cười bảo :
Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà I
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại :
Nung ấy ạ ?
Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo :
Nào, nung thì nung I
Từ đấy, chú thành Đất Nung.
(Còn nủa)
Theo NGUYỄN KIÊN 134
CJ	- KỊ sĩ : lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa.
Tía : tím đỏ như màu mận chín.
Son : đỏ tươi.
Đoảng : vụng về, chẳng được việc gì.
Chái bếp : gian nhỏ lợp một mái, thêm vào đầu hổi nhà để làm bếp.
Đống rấm : đống trấu hoặc mùn ủ giữ lửa trong bếp.
Hòn rấm : hòn đất nặn phơi khô để đè lên đống rấm cho lửa chỉ cháy âm ỉ.
Cu Chắt có những đồ chơi gì ? Chúng khác nhau như thế nào ?
Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?
Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì ?
\
	CHÍNH TẢ 	
Nghe - viết:
Chiếc áo búp bê
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc vấy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cô’ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vài xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.
NGỌC RO
Xa tanh : loại vải có mặt phải bóng và mịn.
(2). Điền vào ô trống :
Tiếng bắt đầu bằng s hay X ?
Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ,
xinh bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ
trẻ trong xúm lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu lá cây, cái mũ có ngôi ,
khẩu đen bóng và cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. ỊMhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu :
" nhỉ ?". Cứ như là nó để anh lính cười vói bạn nó quá lâu.
Theo HÀI HỔ
Tiếng chứa vần ât hay âc ?
Trời vẫn còn phát mưa. Đường vào làng nhão nhoét. dính vào đế dép, chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt lên tiếng khóc, nhưng
nghĩ đến nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua tam cấp là lên cấi hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, từng trang báo. Cậu Xuân bao giò cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, bổng tôi qua các thềm.
Theo TRỌNG CAO
(3). Thi tìm các tính từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc X.
M : sung sướng, xấu
Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.
M : lấc láo, chân thật
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Luyện tập vẻ câu hòi
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục.
Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thê nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây:
Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?
Chú bé Đất trỏ thành chú Đất Nung, phải không ?
Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?
Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.
Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?
Bạn có thích chơi diều không ?
Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?
Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?
Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?
Thử xem ai khéo tay hơn nào ?
KỂ CHUYỆN
Búp bê của ai ?
Hố PHƯƠNG
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo), em hãy tìm lời thuyết minh cho các tranh dưới đây:
Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê.
Kể phần kết của câu chuyện với tình huống : cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
	TẬP ĐỌC 	
Chú Đất Nung
(Tiếp theo)
Hai người bột trong lọ buồn tênh. Bỗng một đêm, có con chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa vọt ra, chạy đến miệng cống. Một con chuột già phục sẵn. Nó bảo chàng để ngựa lại, xuống thuyền vào cống tìm công chúa. Gặp công chúa trong cái hang tối, chàng hỏi :
Kẻ nào đã bắt nàng tới đây ?
Chuột.
Lầu son của nàng đâu ?
Chuột ăn rồi !
Chàng kị sĩ hoảng hốt, biết mình bị lừa, vội dìu công chúa chạy trốn. Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền
lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.
Lúc ấy, Đất Nung đang đi dọc bờ ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền
nhảy xuống, vớt lên bờ phoi nắng cho se bột lại.
Hai người bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên :
Ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư ? Sao trông anh khác thế ?
Có gì đâu, tại tớ nung trong lửa. Bây giờ tớ có thể phoi nắng, phoi mưa hàng đời người.
Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ :
Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra.
Đất Nung đánh một câu cộc tuếch :
Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà.
Theo NGUYÊN KIÊN
Buồn tênh : buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó.
Hoảng hốt: đột ngột mất tự chủ do bị đe doạ bất ngờ.
Nhũn : quá mềm, gần nhu bị nhão ra.
Se : không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi.
Cộc tuếch : ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè.
Kể lại tai nạn của hai người bột.
Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?
Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?
Đặt thêm tên khác cho truyện.
	TẬP LÀM VÀN 	
Thế nào là miêu tà ?
- Nhận xét
Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào ?
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh
đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rõ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
TRÂN HOÀI DƯONG
2. Viết vào VỞ những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả :
Thứ tự
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
M: 1
Cây sòi
cao lớn
lá đỏ chói lọi
lá rập rình lay động như những đom lửa đỏ
3. Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
- Ghi nhớ
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
Ill	- Luyện tập
Tìm những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung.
Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây ? Hãy viết 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh đó.
Mưa
(Trích)
Chớp
Rạch ngang trời Khô khốc Sấm
Ghé xuống sân Khanh khách cười Cây dừa Sải tay Bơi
Ngọn mùng tơi Nhảy múa Mưa Mưa
Ù ù như xay lúa Lộp bộp Lộp bộp Rơi Rơi...
Đất tròi Mù trắng nước Mưa chéo mặt sân Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
TRẮN ĐĂNG KHOA
1
	 LUYỆN TÙ VÀ CÂƯ 	
Dùng câu hòi vào mục đích khác
- Nhận xét
Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện C hú Đất Nung:
Ông Hòn Rấm cười bảo :
Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà !
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại :
Nung ấỵ ạ ?
Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, chúng được dùng làm gì ?
Trong Nhà văn hoá, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo : "Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?" Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?
- Ghi nhớ
Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện :
Thái độ khen, chê.
Sự khẳng định, phủ định.
Yêu cầu, mong muốn...
- Luyện tập
1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?
Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : "Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này."
Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?"
Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ?"
Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : "Chú có thể xem giúp tôi mây giờ có xe đi miền Đông không ?"
Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:
Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói vói bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
Đến nhà một bạn cùng lóp, em thây nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mói nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
Em và các bạn trao đổi về các trò choi. Bạn Linh bảo : "Đá cầu là thích nhất." Bạn Nam lại nói : "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.
Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:
Tỏ thái độ khen, chê.
Khẳng định, phủ định.
Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
	TẬP LÀM VÁN 	
Cấu tạo bài vãn miêu tà đồ vật
- Nhận xét
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái cối tân
Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống.
u gọi nó là cái cối tân. Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cấi tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để nghe ngóng. Cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. u gọi là dăm. Răng nó nhiều, ken vào nhau. Vậy nên, người ta nói "chật như nêm cối". Nói đến cối lại phải nói đến cần. Cái cần dài bằng tre đực vàng óng. Đầu cần là củ tre, có cái chốt. Cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, móc vào tai cối. Từ chỗ tay cầm có cái thừng buộc vào xà nhà. Đẩy đi kéo lại, cối kêu ù ù.
Chọn được ngày lành tháng tốt, u đong một gánh thóc vàng ươm về. Đổ vào lòng cối, u xay thử. Từ xung quanh cối, gạo lẫn trấu chảy xuống vành rào rào như mưa. u vốc ra một nắm, tãi ra, thổi phù phù. cả vốc gạo chỉ lỏi một vài hạt thóc, u gật đầu nói: "Cối tuy mới, chửa thuần nhưng mà nó xay được thế này là nhát đây !" Cứ thế ngày lại ngày qua, đêm đêm tôi xay lúa với u. Đêm đêm tiếng cối ù ù vui cả xóm...
Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi - cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bất, cái giường nứa... - tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói : "Chúng tôi được sống cùng với tuổi thơ anh. Chúng tôi hoàn toàn không muốn nhờ vả anh cái gì. Chúng tôi chỉ muốn theo dõi từng bước anh đi..."
Theo DUY KHÁN
Tân : mới.
Nêm : mảnh cứng, nhỏ dùng để chêm cho chặt.
Lỏi: sót lại.
Chùa : chưa (cách nói ở một số địa phương Bắc Bộ).
Thuần : quen việc.
Bài văn tả cái gì ?
Tim các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì ?
Các phần mở bài, kết bài đó giống vói những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?
- Ghi nhớ
Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mỏ bài, thân bài và kết bài.
Có thể mỏ bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mỏ rộng.
Trong phần thân bài, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
Ill	- Luyện tập
Ở phẩn thân bài tả cái trống trường, một bạn học sinh đã viết:
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nỏ ỏ giữa, khum nhỏ lại ỏ hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phang.
Sáng sáng đi học tói gần trường, nghe thấy tiếng Ồm Ồm giục giã "Tùng Ị Tùng ! Tùng !" là chúng tôi rảo bước cho kịp giò học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống' lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng I Cắc, tùng Ị" đều đặn. Khi anh ta "xả hơi" một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau một buổi học.
Em hãy:
Tim câu văn tả bao quát cái trống.
Nêu tên những bộ phận của cái trông được miêu tả.
Tim những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
Viết thêm phần mỏ bài và kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh.