SGK Tiếng Việt 4 - Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ

  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 1
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 2
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 3
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 4
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 5
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 6
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 7
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 8
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 9
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 10
  • Tuần 9 - Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ trang 11
	TẬP ĐỌC 	
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ :
Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mổn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại :
Con vừa bảo gì ?
Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
Ai xui con thế ?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu :
Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống...
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo :
Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không ? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha :
Mẹ ơi I Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mổ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
Theo NAM CAO
0	- Thầy : bố, ba, cha,...
Dòng dõi quan sang : từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.
Bất giác : (cử chỉ, hành động, cảm xúc, ý nghĩ chợt đến) thình lình, ngoài chủ định.
Cây bông : pháo hoa buộc trên cột cao, khi đốt xoè thành nhiều màu.
@	1. Cương xin học nghề rèn để làm gì ?
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con :
Cách xưng hô.
Cử chỉ trong lúc trò chuyện.
	CHÍNH TẢ 	—
Nghe - viết:
Thợ rèn
Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi Suốt tám giờ chân than mặt bụi Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn.
Làm thợ rẽn mùa hè có nực Quai một trận, nước tu ừng ực Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi Cũng có khi thấy thở qua tai.
Làm thợ rèn vui như diễn kịch Râu bằng than mọc lên bằng thích Nghịch ở đây già trẻ như nhau Nên nụ cười nào có tắt đâu.
KHÁNH NGUYÊN
0	- Quai (búa) : vung búa lên cao rồi giáng mạnh xuống.
Tu : uống nhiều và liền một mạch bằng cách ngậm vào miệng chai hay vòi ấm.
(2). Điền vào chỗ trống :
/ hay n ?
...ăm gian nhà cỏ thấp ...e te Ngõ tối đêm sâu đóm ...ập ...oè ...ưng giậu phất phơ màu khói nhạt ...àn ao ...óng ...ánh bóng trăng ...oe.
NGUYỄN KHUYÊN
uôn hay uông ?
nước, nhó ng.?.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau m..'. , nhớ cà dầm tương.
Đố ai lặn X..'. vực sâu
Mà đo miệng cá, ... câu cho vừa.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Ch... kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
	LUYỆN Từ VÀ CÂU 	
Mở rộng vốn từ : ước mo
Ghi lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ uóc mơ.
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ uớc mơ:
Bắt đầu bằng tiếng ước.	M:	ước muốn
Bắt đầu bằng tiếng mơ.	M	■	mơ ước
Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá :
Đánh giá cao.	M	:	ước mơ cao đẹp
Đánh giá không cao.	M	:	ước mơ bình thường
Đánh giá thấp.	M	:	ước mơ tầm thường
(Từ ngữ để chọn : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.)
Nêu VI dụ minh hoạ vê một loại ước mơ nói trên.
Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào ?
Cầu được ước thấy.
Ước sao được vậy.
Ước của trái mùa.
Đứng núi này trông núi nọ.
	KỂ CHUYỆN	
Kế chuyên được chứng kiến hoậc tham gia
Đề bài
Kê chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
Gợi ý
Yêu cầu của đề bài:
Kể chuyện về một ước mơ đẹp.
Chuyện đó là chuyện có thực, của
Các hướng xây dựng cốt truyện :
Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp. Em kể một câu chuyện để giải thích : Điều gì đã làm nảy sinh ước mơ đẹp đó ?
em hoặc của bạn bè, người thân.
M : Quê em trước đây thường mất mùa và xảy ra nạn đói. Các kĩ sư nông nghiệp đem về trồng thử một giống lúa mói cho năng suâ't cao. Từ đó, quê em liên tục được mùa, dân ấm no. Em mong ước trở thành kĩ sư nông nghiệp để tìm ra nhiều giống lúa mới cho năng suất cao hơn nữa.
Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp và đang cố gắng đê’ đạt được ước mơ đó.
M : Em mơ ước thành một vận động viên bơi lội giành Huy chương Vàng. Để đạt được mơ ước đó, em tham gia câu lạc bộ bơi lội và tập luyện rât chăm chỉ.
Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp. Em (hoặc bạn bè, người thân) đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được ước mơ đó.
M : Em học môn Toấn chưa tốt nhưng mong ưóc trở thành học sinh giỏi Toán. Đạt được điều này thật khó. Nhưng em đã cố gắng rất nhiều. Cuối năm học vừa qua, em đạt điểm tổng kết môn Toán rất cao và được chọn đi thi học sinh giỏi.
Đặt tên cho câu chuyện :
Tên câu chuyện có thể là ước, ước mơ, mơ ước,... kèm thêm từ ngữ nói về mơ ước đó.
M: Một mơ ước ; Một mơ ước đẹp ; Mơ ước của em ; Một điều ước nho nhỏ,...
Tên câu chuyện cũng có thê’ thê’ hiện nội dung ước mơ của em (hoặc bạn bè, người thân).
M : Mong về thăm nội ; Em muốn thành cô giáo ; Em sẽ làm phi công,...
Tên câu chuyện còn có thể là tên nhân vật, địa phương, sự việc được kể,...
M: Anh Tuấn ; Dòng sông quê hương ; Cơn bão,...
	TẬP ĐỌC 	
Điều ước của vua Mi-đát
Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hoá thành vàng !
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống I
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay :
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sổi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hon thế nữa !
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn :
Thẩn Đi-ô-ni-dốt liến hiện ra và phán :
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Theo THÁN THOẠI HI LẠP
(Nhủ Thành dịch)
0	- Phép mầu : phép lạ, đem lại những kết quả khác thường.
- Quả nhiên : đúng như đã đoán trước, nói trước.
©	. 1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào ?
Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước ?
Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì ?
	TẬP LÀM VÀN 	
Luyện tập phát triến câu chuyên
Đọc trích đoạn kịch dưới đây:
Yết Kiêu
Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu nói chuyện với cha. Yết Kiêu :	-	Con	đi giết giặc đây, cha ạ !
Người cha :	-	Mẹ	con mất sớm, cha bây giờ	tàn tật, không làm gì được.
Yết Kiêu :	-	Cha	ơi ! Nước mất thì nhà tan...
Người cha :	-	Cha	hiểu chứ. Con cứ đi đi.
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua :	-	Trẫm cho nhà ngưoi nhận lấy một	loại	binh	khí.
Yết Kiêu :	-	Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua :	-	Để làm gì ?
Yết Kiêu :	-	Để dùi thủng chiến thuyền của	giặc	vì	thần	có thể lặn
hàng giò dưới nước.
Nhà vua :	- Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai dạy ngươi được
như thế ?
Yết Kiêu :	-	Muôn tâu Bệ hạ, người	đó là	cha	thần.
Nhà vua :	-	Ai dạy cha ngươi ?
Yết Kiêu :	-	Ồng của thần.
Nhà vua :	-	Ai dạy ông ngươi ?
Yết Kiêu :	-	Vì căm thù giặc và noi gương	người xưa mà ông của thần
tự học lấy.
Theo LÊ THI
Yết Kiêu : danh tướng thời Trần, có tài bơi lặn, từng đánh đắm nhiều thuyền chiến của giặc.
Đại Việt: tên nước ta thời Trần.
Yết kiến : đến ra mắt người bậc trên.
Trẫm : tiếng nhà vua tự xưng.
Phi thuòng : vượt xa mức bình thường.
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
Chia đoạn :
Đoạn 1 : Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Đoạn 2 : Yết Kiêu tói kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Đoạn 3 : Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhó con, nhớ câu chuyện giữa hai
cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lòi kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.
	LUYỆN Tơ VÀ CÂU 	
Động từ
- Nhận xét
Đọc lại đoạn văn sau :
Anh nhìn trăng và nghĩ tói ngày mai...
Mưoi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưói ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ; ỏ giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
Theo THÉP MỚI
Tìm các từ:
Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi.
Chỉ trạng thái của các sự vật :
+ Dòng thác
+ Lá cò
- Ghi nhớ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ill	- Luyện tập
Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ỏ nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy:
Các hoạt động ở nhà.	M : quét nhà
Các hoạt động ỏ trường.	M : làm bài
Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau :
a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua : - Trẫm cho nhà ngưoi nhận lâ'y một loại binh khí.
Yết Kiêu : - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua : - Để làm gì ?
Yết Kiêu : - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giò dưới nước.
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua
ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hon thế nữa !
Trò chơi Xem kịch câm: Nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tấc không lời.
	TẬP LÀM VÀN 	
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Đề bài
Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật,...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. Gợi ý
Xác định mục đích trao đổi:
Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của mình và giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) ủng hộ nguyện vọng ấy.
Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải đáp:
Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học văn hoá ỏ trường.
Ngoài giò học ỏ trường, em phải dành thời gian làm việc nhà.
Học thêm các môn năng khiếu, em sẽ không làm giúp gia đình được.
Nhà em ỏ xa câu lạc bộ, đi học các môn năng khiếu sẽ gặp khó khăn.
Em không có năng khiếu hoạ, nhạc hoặc võ thuật.
Em gầy yếu, không học võ thuật được.
g) Con gái đi học võ thuật người ta chê cười.
Khi đóng vai trao đổi với bạn cùng nhóm, cần sử dụng cử chỉ, điệu bộ hỗ trợ cho lời nói.