Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 5
Nước ĐỨC CIỮA HAI CUỘC CHIÊN TRANH THÊ GIỚI (1918-1959)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở Đức.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đối với nước Đức. Quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Nước Đức trong những nãm 1918 - 1929
a) Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 -1923
Sự bại trận của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất với những hậu quả nặng nề đã làm cho những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
-Tháng 11-1918, đã nổ ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lạt đổ chế độ quân chủ. Mùa hè năm 1919, với bản Hiến pháp mới được thông qua, nền Cộng hoà Vaima được thiết lập.
Tháng 6-1919, Chính phủ Đức kí kết Hoà ước Vécxai với các nước thắng trân và phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề. Nước Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ chưa từng thấy.
Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với những sự kiện quan trọng : Đảng Cộng sản Đức được thành lập (12-1918), cuộc nổi dây của công nhân vùng Ba-vi-e dãn tới sự ra đời của nước Cộng hoà Xô viết Ba-vi-e, cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố cảng Hăm-buốc (10-1923) là âm hưởng cuối cùng của cao trào cách mạng vô sản 1918 - 1923 ở Đức.
h) Những năm ổn định tạm thời (1924 —1929)
-Từ cuối năm 1923, nước Đức đã vượt qua được thời kì khủng hoảng kinh tế và chính trị. Chính quyền tư sản đã đẩy lùi phong trào cách mạng của công nhân và quần chúng lao động. Nền Cộng hoà Vaima và quyền lực của giới tư bản độc quyền được cúng cố.
Về đối ngoại, địa vị quốc tế của nước Đức dần được khôi phục với việc tham gia Hội Quốc liên, kí kết hiệp ước với nhiều nước, trong đó có Liên Xô.
Mục II. Nước Đức trong những nãm 1929 - 1939
a) Khủng lioảng kinh tế và quả trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
Cuộc khủng hoảng kinh tê' 1929 - 1933 đã giáng một đòn nết sức nặng nề đới với nền kinh tê' Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trước khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp,... Đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng.
Trong bối cảnh ấy, Đảng Quốc xã của Hít-le đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hoá bộ máy nhà nước. Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ Đức,... ngày 30-1-1933, Hít-le đã được đưa lên làm Thủ tướng và thành lập chính phú mới của Đảng Quốc xã. Nước Đức bước vào một thời kì đen tối.
h) Nước Đức trong những năm 1933 —1939
Sau khi lèn cẩm quyền, Chính phủ Hít-le đã thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bô' công khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.
Về chính trị, Chính phủ Hít-le công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ, tiến bộ, trước hết đối với Đảng Cộng sản Đức, tuyên bố huý bỏ Hiến pháp Vaima.
Về kinh tế, đẩy mạnh việc quân sự hoá nền kinh tế nhằm phục vụ các yêu cầu chiến tranh xâm lược. Năm 1938, tổng sản lượng cóng nghiệp cúa Đức tăng 28% so với trước khùng hoảng và đứng đẩu châu Âu tư bản vế sản lượng thép và diện.
Về đối ngoại, chính quyền Hít-le ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, nhất là từ năm 1935 khi ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược ở châu Âu. Tới năm 1938, nước Đức đã trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đẩu triến khai các hành động chiến tranh xám lược.
Cách học
Mục I.
— Quan sát Hình 32. Lạm phút ở Đức —trẻ em lòm diều hằng những dồng mác mất gió vào dầu năm 1920 trong SGK và nhạn xét về tình hình kinh tè' của Đức. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân và những ảnh hưởng của tình trạng đó. Khi tìm hiểu đến sự phất triển của phong trào cách mạng ở Đức, cần lưu ý đến cuộc cách mạng tháng 11-1918 và giải thích được tại sao nước Đức đã đứng trước tình thế của một cuộc Cách mạng vô sản nhưng không thể đưa cách mạng đi xa hơn mà chỉ đừng lại là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Hoặc có thể đặt nước Đức trong sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản như đã học ở bài 10, rồi tìm ra những nét khác biệt điển hình và tìm nguyên nhân của sự khác biệt này.
Mục II.
Quan sát Hình 33. Tổng thống Hin-ảen-hua trao quyền thú tướng cho Hít-le ngày 30-1-1933, trả lời câu hỏi : Hít-le lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh nào ? Vì sao Hít-le được trao quyền Thủ tướng ? Hậu quả của sự kiên này đối với nước Đức và thế giới.
Tìm hiểu chính sách của Chính phủ do Hít-le đứng đầu trên các mặt kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại và ảnh hưởng của nó.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Điểm nổi bật của nước Đức trong những năm 1918 - 1923 :
Chọn dẫn chứng làm sáng tỏ hai ý sau :
Sự khó khăn của nước Đức sau chiến tranh.
Phong trào cách mạng dâng cao.
Hình 31 nói lên sự khủng hoảng của nền kinh tế Đức thông qua việc đồng mác bị mất giá một cách nghiêm trọng.
Câu 2. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:
Sự bất lực của Chính phủ Đức, ảnh hưởng của Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng. Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 3. Các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Có thể chia nhỏ thành các giai đoạn 1918 - 1923, 1924 - 1929, 1929 - 1933, 1933 - 1939 rồi lần lượt tóm tắt những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại. Lưu ý :
Những năm 1918 - 1923 là thời kì khó khăn của nước Đức.
Những năm 1924 - 1929 là thời kì ổn định và phát triển.
Những năm 1929 - 1933 là thời kì khủng hoảng kinh tế.
Những năm 1933 - 1939 là thời kì Hít-le lên nắm chính quyền và thiết lập chê' độ phát xít.
Câu 4. Trong những năm 1933 - 1939, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại:
Về kinh tế : thực hiện quân sự hoá nền kinh tế.
— Về chính trị : thiết lập chế đô phát xít.
Về đối ngoại : ráo riết triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới (lấy thêm dẫn chứng trong SGK).
III. CÂU HỎI VÀ BẢI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Cao trào cách mạng 1918 -1923 ở Đức bùng nổ trong hoàn cảnh
nước Đức lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, tài chính.
mâu thuẫn xã hội gay gắt, uy tín của Đảng Công nhân quốc gia xã hội lên cao.
c. địa vị-quốc tế của Đức được khôi phục, giai cấp tư sản tăng cường đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh.
D. Quốc hội lập hiến (hè năm 1919) tuyên bố thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Kết quả của cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918 là
giáng một đòn mạnh vào chế độ quân chủ chuyên chế.
chế độ quân chủ lập hiến được thiết lâp.
c. nền Cộng hoà Vai-ma của quý tộc quân phiệt Phổ ra đời.
D. sự xuất hiện của các xó viết.
Sự ổn định và phát triển của Đức trong những năm 1924 - 1929 được biểu hiện như thế nào ?
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu châu Âu.
Nền Cộng hoà Vaima được củng cố, quyền lực của quý tộc quân phiệt Phổ được tăng cường.
c. Vị trí quốc tê' được khôi phục, Đức rút khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động.
D. Phần lớn lãnh tụ của giai cấp công nhân bị mua chuộc, thoả hiệp với tư sản.
Hít-le lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh
Kinh tế giảm sút, Đức lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.
Tổng thống Hin-đen-bua qua đời.
c. Ảnh hưởng của Đảng Công nhân quốc gia xã hội bị thu hẹp.
D. Với chiêu bài thương dan, phê phán chính phủ cầm quyền, Hít-le được đông đảo
nhân dân Đức ủng hộ.
Chính sách đối nội của Đảng Quốc xã là
thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bố công khai.
bảo vệ mọi quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c. ra sức tuyên truyền tư tưởng do thái tiến bộ để kích động chủ nghĩa phục thù.
D. chống cộng sản và tiếp tục các chính sách phân biệt chủng tộc.
8. Mục tiêu phát triển kinh tế chính của Hít-le là
để phục vụ cho mục đích quân sự.
để vươn lên vị trí đứng đầu các nước tư bản châu Âu.
c. để giải quyết khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân.
D. để thể hiện tài năng của Hít-le.
Câu 2. Tại sao Cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918 ở Đức không thể chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
Câu 3. Nêu những đặc điểm nổi bật của nước Đức trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 4. Tóm tắt quá trình hình thành chủ nghĩa phát xít ở Đức.