Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 5
  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 6
  • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 7
pH0NC ĨRA0 CAC11 MẠNC ơ TRIJNC ọuốc VÀ ẤN ĐỘ (1918 - 1959)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
- Phong trào Ngũ tứ là sự mở đầu thời kì cách mạng mới ở Trung Quốc và nắm được những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong các thập kỉ 20 - 30 của thế kỉ XX.
Nét chính của phong trào cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 dưới sự lãnh đạo cua Đảng Quốc đại, đứng đầu là M. Gan-đi.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939)
a) Phong trào Ngũ tứ vù sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Diễn biến chính :
+ Ngày 4-5-1919, đã nổ ra cuộc biểu tình của 3 000 sinh viên, học sinh yêu nước Bắc Kinh nhằm phản đối âm mưu xâu xé, nô dịch Trung Quốc của các nước đế quốc.
+ Phong trào nhanh chóng lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lóp nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân. Cuộc vân động lớn này được gọi là phong trào Ngũ tứ.
Ý nghĩa lịch sử :
+ Phong trào có ý nghĩa to lớn trong lịch sử Trung Quốc, mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc.
+ Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng cách mạng độc lập và dần lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc.
Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc :
+ Sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển nhanh chóng.
+ Tháng 7-1921, từ một sô' nhóm cộng sản, Đảng Cộng sản đã được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
h) Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927) và Nội chiến Quốc -Cộng (1927 -1937)
Chiến tranh Bắc phạt:
+ Trong những năm 1926 - 1927, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị nhiều vùng ở miền Bắc Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh Bác phạt).
+ Sau đó, ngày 12-4-1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến ở Thượng Hài, tàn sát đẫm máu các đảng viên Cộng sản, công khai chống phá cách mạng ở nhiều địa phương khác và thành lập chính phủ của giai cấp tư sản - địa chủ tại Nam Kinh. Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt.
Nội chiến Quốc - Cộng :
+ Trong những năm 1927 - 1937, đã diễn ra cuộc Nội chiến Quốc -Cộng. Trong cuộc càn quét lần thứ năm (1934 - 1935) của Quốc dân đảng, các lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.
+ Để bảo toàn lực lượng, tháng 10-1934, Hồng quân công nòng phải tiến hành cuộc phá vây, tiến lên phía bắc - được gọi là cuộc Vạn lí trường chinh. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa (1-1935) trên đường trường chinh, Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhạt:
Tháng 7-1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trước sức ép đấu tranh của nhân dân, Quốc dân đảng buộc phải hợp tác với Đảng Cộng sản, thành lập Mặt trận dân tộc thớng nhất chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì kháng chiến chống Nhật.
Mục II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)
Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 —1929
Những hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách tăng cường ách áp bức, bóc lột của thực dân Anh đã làm dấy lên một cao trào chống Anh trong những năm 1918 - 1922 ở Ấn Độ.
Nét nổi bật của cao trào là hình thức đấu tranh diễn ra phong phú, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là lãnh tụ có uy tín lớn M. Gan-đi.
Chính sách bất bạo động, bất hợp tác - không sử dụng đấu tranh bạo lực, chi biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá Anh,...
Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Ân Độ vào cuối năm 1925.
Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 -1939
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân An Độ.
Phong trào kéo dài trong suốt những năm 30 với những sự kiện đáng ghi nhớ là cuộc hành trình lịch sử dài 300 km vào đầu năm 1930 do Gan-đi khởi xướng - "đun nước biển lấy muối" để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh. Mặt trận thống nhất của các lực lượng chính trị ở An Độ đã hình thành trên thực tế.
Từ tháng 9-1939, Ấn Độ lại bị lôi cuốn vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng Ân Độ chuyển sang một thời kì mới.
Cách học
Xem lại các bài Trung Quốc, Ân Độ đã học ở phần lịch sử cận đại, sau đó so sánh phong trào đấu tranh giữa hai thời kì cận đại và thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới để tìm ra những điểm mới về nguyên nhân bùng nổ, giai cấp lãnh đạo, mục tiêu, hình thức đấu tranh, quy mô, kết quả. Đặc biệt lưu ý đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân và hình thức, quy mô tổ chức phong trào của Đảng Quốc đại.
Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu đối với từng nước.
Giải thích vì sao phong trào diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa giành được độc lập (những hạn chế về phía lãnh đạo, tương quan lực lượng...).
Một số khái niệm, thuật ngữ
Chiến tranh Bắc phạt : cuộc chiến tranh cách mạng của nhãn dân Trung Quốc trong những năm 1925 - 1927 chống lại thế lực quân phiệt phương Bắc.
Vạn tí trường chinh : cuộc hành quân của Hồng quân Trung Quốc phá vòng vây của quân Tưởng Giới Thạch lần thứ 5, đánh vào căncứ địa cách mạng. Bắt đầu từ ngày 10-10-1934, cuộc hành quân kéo dàĩ 1 năm ròng vô cùng khó khăn, gian khổ, tổn thất nặng nề.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BẢI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc ?
Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.
Đánh dấu thời kì giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị và trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản được thành lập.
Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 2. Nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ất Độ trong những nãm 1918 - 1929 ; 1929 - 1939 : Dựa vào mục II, Phần kiến thức cơ bản để trả lời.
Câu 3. Hãy nêu nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn ĐỌ trong những nãm 1918 — 1939.
Lãnh đạo : Đảng Quốc đại - chính đảng của giai cấp tư sản.
Đường lối đấu tranh : bất bạo động, bất hợp tấc. Đường lối này phù hợp với tình hình Ân Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của đạo Phật. Tuy nhiên đường lới này cũng hạn chế những ảnh hưởng của Đảng Quốc đại.
Câu 4. Pm hiểu những nét lớn về cuộc đời hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.
Mao Trạch Đông (1893 - 1976), là nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.
+ Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934, ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh. Nãm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
+ Ngày 1-10-1949, ông tuyên bô' thành lập nước Cộng hoà Nhãn dân Trung Hoa. Ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều nãm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Năm 1976, ông qua đời.
M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ, được suy tôn là Ma-hát-ma (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quô'c đại với đường lối đấu tranh bất bạo động.
+ Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh, đã từng làm cô' vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chê' độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.
+ Năm 1915, ổng về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ân Độ giáo. Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phân động ám sát.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nét nổi bật của phong ưào cách mạng ở Trung Quổc sau phong ưào Ngũ tứ (4-5-1939) là
phong trào chống đế quốc, phong kiến dâng cao thành một cao trào cách mạng.
giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập. c. tính chất của cuộc cách mạng thay đổi.
D. Tất cả các ý trên.
Tính chất của cuộc cách mạng ở Trung Quớc trong nhưng năm 1919 - 1939 là
cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. c. cách mạng vô sản.
Chiến tranh Bắc phạt diễn ra trong thời gian
1918-1919.	c. 1927-1937.
1926- 1927.	D. sau nãm 1937.
Mục tiêu của cuộc Chiến tranh Bắc phạt là
chống đế quốc.
đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc dương, c. chống triều đình Mãn Thanh.
D. lật đổ sự thống trị của Tưởng Giới Thạch.
Thực chất của nội chiến Quốc - Cộng là
cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chống lại đại địa chủ và tư sản mại bản.
cuộc đấu tranh của hai tổ chức chính trị, đại diện cho hai khuynh hướng cách mạng khác nhau.
c. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chớng các thế lực quân phiệt Bắc Dương.
D. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác đòi độc lập dân tộc.
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Trung Quốc từ năm 1937 là
A. lật đổ tập đoàn thống trị của Tưởng Giới Thạch, thiết lập nền chuyên chính nhân dân.
B . chống lại các thể lực quân phiệt.
c. chống lại sự can thiệp của các nước đế quốc nói chung.
D. phát động cuộc chiến tranh chớng Nhật Bản xâm lược.
Nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là
Đảng Cộng sản Ấn Độ.
Đảng Quốc đại.
c. Liên minh Đảng Quốc đại với Đảng Cộng sản.
D. Tổ chức Liên minh tôn giáo.
Nét nổi bạt của phong trào cách mạng ở Ấn Độ trong những nãm 30 là
chủ yếu diễn ra dưới các hình thức bất hợp tác.
Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời tập hợp các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít. c. đảng của giai cấp công nhân ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. binh lính giữ vai trò mở đầu trong phong trào đấu tranh.
Câu 2. Hãy nêu những nét mới của phong trào đấu tranh ở Trung Quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939 theo gợi ý sau :
Thời gian
Sự kiện
Kết quả, ý nghĩa
Câu 4. Phong trào cách mạng ở Ấn Độ giai đoạn 1929 - 1939 có gì khác với giai đoạn 1918- 1929?