Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 5
  • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 6
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THÊ' GIỚI (1918 -1979)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kì bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Tác động của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và Chính sách mới của Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng bước vào thời kì phát triển mới như thế nào.
Kiến thức cơ bản
Mục ĩ. Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929
a) Tình hình kinh tế
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại "những cơ hội vàng" cho nước Mĩ, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, cùng với việc thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất. Trong thập niên 20 thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất (năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp và 60% sô' vàng dự trữ của thế giới).
Tuy nhiên, nển kinh tế Mĩ vẫn tồn tại một sô' hạn chế như : nhiều ngành công nghiệp không sử dụng hết công suất máy móc, hoặc thiếu sự cân đối giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và tiêu dùng,...
b) Tình hình chính trị, xã hội
Chính phủ của Đảng Cộng hoà cầm quyền trong những năm 20 đã thi hành chính sách đàn áp phong trào cồng nhân, phong trào dân chủ tiến bộ và không quan tâm cải thiện đời sống của người lao động, người da đen và dân trại.'
Trong thời kì này phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, đường sắt,... Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Mục II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 a) Cuộc khủng hoảng kinh tê'ở Mĩ
Cuối tháng 10-1929, cuộc khủng hoảng bất ngờ nổ ra ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Cuộc khủng hoảng đã chấm dứt thời kì hoàng kim và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản xuất công nghiệp chỉ còn 53% (so với 1929), 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp,...
Các mâu thuẫn xã hội trờ nên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng trong cả nước.
h) Chính sách mới của Tổng thông MĩPh. Ru-dơ-ven
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đề ra một hệ thống các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới.
Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp... dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước.
Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã giải quyết được một sô' vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.
Về đối ngoại, Chính phủ Rudơven đề ra Chính sách láng giềng thán thiện nhằm cải , thiện quan hê với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11-1933). Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Chính phủ Ru- dơ-ven đã thông qua hàng loạt các đạo luật được gọi là trung lập, nhưng trên thực tế đã góp phần khuyến khích chính sách hiếu chiến xâm lược củà chủ nghĩa phát xít.
Cách học
Mục I.
Tìm những biểu hiện về sự phát triển "phồn vinh" của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phồn vinh này cũng như nhũng hạn chế của nền kinh tế Mĩ ngay trong thời kì phát triển nhất.
Từ sự phát triển của kinh tế, em có thể suy luận để thấy được sự ổn định của nền chính trị.
Giải thích vì sao ngay trong thời kì phát triển nhất của nền kinh tế mà đời sống của nhân dân Mĩ vẫn cực khổ (lưu ý bản chất của chủ nghĩa tư bản).
Mục II.
Có hai ý chính cùa thời kì này là : khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) và nước Mĩ thực hiện Chính sách mói.
Trả lời câu hỏi : Vì Sao Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng ? Hậu quả của cuộc khủng hoảng này là gì ? Nước Mĩ đã làm gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này ?
Tìm hiểu SGK, ghi nhớ nội dung cơ bản của Chính sách mới. Xem lại nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để biết được chìa khoá thành công của Chính phủ của.Tổng thống Ru-dơ-ven có được là gì.
Cuối cùng, tìm hiểu ảnh hưởng của những chính sách (Chính sách mới, Chính sách láng giềng thân thiện) mà Chính phủ Mĩ thi hành trong thời kì này.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Chính sách mới : chính sách cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đói, lập lại sự cân đối giữa các ngành kinh tê' nông nghiệp với công nghiệp, đồng thời với kiểm soát chặt chẽ về ngãn hàng, trong đó vai trò "điều tiết" của nhà nước được đề cao. Chính sách này đã giúp Mĩ thích nghi dần và từng bước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Chinh sách láng giềng thân thiện : chính sách đối ngoại của MI nhằm tăng cường ảnh hưởng của Mĩ ở Mĩ Latinh. Với chính sách này, Mĩ tạm thời chuyển từ sự can thiệp xâm lược thô bạo bằng vũ lực sang biện pháp mềm dẻo, khôn khéo để gạt các đối thủ cạnh tranh khác khỏi Mĩ Latinh.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh những vẫn tồn tại nhưng hạn chế (dẫn chứng trong SGK).
Câu 2. Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của nước Mĩ vì :
Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, nên ngay cả trong thời kì phồn vinh nhất của nước Mĩ, đời sống của công nhân vẫn không được cải thiện, họ thường xuyên phải đối mặt với nạn thất nghiệp. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản sâu sắc là nguyên nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh.
Câu 3. Sô' người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 - 1933 vì : Đây là thời kì khủng hoảng kinh tè' diễn ra nghiêm trọng nhất.
Câu 4. Thu nhập quốc dân của Mĩ hồi phục lại và phát triển từ năm 1934 vì :
Nhờ biện pháp can thiệp tích cực của Chính phủ Ru-dơ-ven, điển hình là Chính sách mới. Chính sách mới không chỉ giải quyết được những khó khăn trước mắt của nước Mĩ như nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội mà còn khắc phục được căn nguyên dẫn đến khủng hoảng - vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
Câu 5. Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì:
Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.
Các lợi thế khác của nước Mĩ.
Cáu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) để lại những hậu quả đối với nước Mĩ:
Kinh tế : nền kinh tế bị phá huỷ một cách nghiêm trọng (SGK).
Chính trị: nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ.
Xã hội : mọi tẩng lớp, giai cấp trong xã hội đều bị ảnh hưởng (SGK), phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ.
Câu 7. Những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven :
Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.
Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo ríhững hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Đãc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới là
phát triển ồ ạt theo chủ nghĩa tự do thái quá.
phát triển mạnh mẽ dưới sự điều tiết của nhà nước, c. ngành sản xuất ô tô phát triển đến đỉnh cao.
D. ngành sản xuất thép, dầu mỏ đứng đầu thế giới.
Hạn chế cơ bản của kinh tế Mĩ trong những năm 1918 - 1929 là
sản xuất không đồng bộ, thiếu cân đới.
các cơ sở sản xuất hoạt động hết công xuất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. c. sản xuất nông nghiệp không được chú trọng, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu
lương thực trong nước.
D. chỉ tập trung chú ý vào các ngành công nghiệp chiến tranh.
Chính sách đối nội của Đảng cầm quyền ở Mĩ là
thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ.
hợp tác với Đảng Cộng sản để giải quyết những mãu thuẫn xã hội, tập trung phát triển kinh tế.
c. xoá bỏ chính sách phân biệt chủng tộc.
D. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh vì tiến bộ xã hội.
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Mĩ (5 - 1921) là
phong trào cách mạng phát triển mạnh.
sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân, c. chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.
D. chịu ảnh hướng của Quốc tế Cộng sản.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là
sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
suy thoái kinh tế thường xuyên sảy ra. c. Mĩ quá tập trung vào xuất cảng tư bản.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ lĩnh vực
năng lượng.	c. tài chính - ngân hàng.
hoá chất.	D. sản xuất ô tô.
Người đề ra và thực hiện Chính sách mới, đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) là
A. Ru-dơ-ven.	B. Tru-man.	c. Sớc-sin.	D. Đa-oét.
Yếu tô' thành công của Chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là
cứu trợ thất nghiệp, ổn định xã hội.
Nhà nước can thiệp tích cực vào việc phát triển kinh tế. c. thực hiện Chính sách láng giềng thân thiên.
D. không can thiệp vào các cuộc xung đột bên ngoài.
Câu 2. Tóm tắt các thời kì phát triển của Mĩ trong những năm 1918 - 1939.
Câu 3. Hãy nêu nhũng hiểu biết của em về Chính sách mới của Tổng thống Mĩ
Ph. Ru-dơ-ven.
Câu 4. Hãy hoàn thành bảng hệ thống các đạo luật cơ bản, chính sách mà Chính phủ Mĩ thực hiện khi áp dụng Chính sách mới theo gợi ý sau :
Tên các đạo luật - chính sách
Nội dung
Ý nghĩa
Đạo luật về ngân hàng (3-1933)
Đạo luật về nông nghiệp (5-1933)
Đạo luật phục hưng công nghiệp (6-1933)
Đạo luật về an ninh - xã hội (1935)
Chính sách láng giềng thân thiện (1934)