Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX

  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 1
  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 2
  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 3
  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 4
  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 5
  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 6
  • Bài 21: Phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế XIX trang 7
pH0NC TRÀ0 YÊU NUflc CHÔNG pháp CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHŨNG NĂM cuối THÊ KỈ XIX
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Những nét khái quát về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sây, Hương Khê) và khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Kiến thức cơ bản
Mục /. Phong trào Cần vương bùng nổ
a) Cuộc phân công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự hùng nổ phong trào Cần vương
Chủ trương của phái chủ chiến : dựa vào sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, chuẩn bị lực lượng, khi có cơ hội sẽ chống lại Pháp, lập lại ưạt tự (phong kiến) cũ.
Âm mưu của thực dân Pháp : loại phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, xiết chặt nền "bảo hộ" ở Huế.
Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do phe chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, thực hiện ngày 5-7-1885.
Cuộc phản công thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh thành, lên sơn phòng Tân Sở, ra chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp cứu nước.
h) Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
-Giai đoạn 1 : từ tháng 7-1885 đến tháng 11-1888, phong trào nổ ra và lan rộng khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
Giai đoạn 2 : từ cuối năm 1888 đến nãm 1896, sau khi Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ dần thành nhũng cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao, diễn ra ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Phong trào Cần vương thất bại khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt.
về đặc điểm chung của phong trào :
+ Lãnh đạo : chủ yếu là các sĩ phu, văn thân (những người theo Hán học, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân ái quốc).
+ Về mục tiêu : chống Pháp, giành độc lập, khôi phục lại trật tự phong kiến cũ.
+ Lực lượng tham gia : chủ yếu là văn thân, sĩ phu và nông dân.
+ Tuy diễn ra dưới khẩu hiệu "Cần vương", nhưng thực chất đây là phong trào chống Pháp với mục tiêu giành độc lập, đưa dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm. Yếu tố yêu nước là chính, "Cần vương" chỉ là phụ.
Mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
a) Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
Căn cứ Bãi Sây là vùng lau sậy rậm rạp thuộc tỉnh Hứng Yên. Từ căn cứ này, nghĩa quân toả đi hoạt động trên các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ ở Hai Sông (Kinh Môn, Hải Dương).
Lãnh đạo là Nguyễn Thiện Thuật. Căn cư Hai Sông do Đốc Tít phụ trách.
Nghĩa quân chia thành những nhóm nhỏ (20 người), sử dụng chiến thuật du kích tấn công các đoàn xe hoặc đội lính trên đường vận động.
Diễn biến : 2 giai đoạn :
+ 1885 - 1888 : nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc càn quét của giặc, gây cho giặc nhiều thiệt hại.
+ 1888 - 1892 : nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, lực lượng nghĩa quân dần bị cô lập. Năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc, Đốc Tít bị giặc bắt. Những tướng lĩnh còn lại duy trì cuộc khởi nghĩa đến năm 1892 rồi về với nghĩa quân Yên Thế.
h) Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mâu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy. Căn cứ này là một công trình phòng thủ khá vững chắc.
Khởi nghĩa Ba Đình được đông đảo nhân dân địa phương hưởng ứng, tham gia. Thành phần nghĩa quân gồm nhiều dân tộc khác nhau, trang bị các loại vũ khí thông thường.
Hoạt động của nghĩa quân : chặn đánh các đoàn xe vân tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân, đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
-Tháng 1-1887, thực dân Pháp chiếm được căn cứ Ba Đình. Nhiều lãnh tụ hi sinh. Khởi nghĩa thất bại.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896)
Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lan rộng khắp 4 tinh Bắc Trung Kì, kéo dài nhất (1885 - 1896) và là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. Căn cứ chính ở Hương Khê, một huyện miền núi phía tây Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Diễn biến : 2 giai đoạn
+ 1885 - 1888 : tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
+ 1888 - 1896 : nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
-Từ đầu nãm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục tập kích, đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch với nhiều chiến thắng lớn, tiêu biểu là trận Vụ Quang (1894).
Sau trận Vụ Quang, thực dân Pháp đẩy mạnh bao vây, cố lập nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân giảm dần, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh (1895). Năm sau, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Yên Thè'(1884 -1913)
Khởi nghĩa Yên Thế không nằm trong phong trào Cần vương, mà là một cuộc khởi nghĩa của nông dân và các dân tộc miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa lấy địa bàn rừng núi Yên Thế (phía tây Bắc Giang) làm căn cứ.
Diễn biến : trải qua 4 giai đoạn :
+ 1884 - 1892 : cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm lãnh đạo, xây dựng hệ thống phòng thú ở Bắc Yên Thế, đẩy lui nhiều trận càn quét của giặc, làm chủ một vùng rộng lớn. Đến tháng 3-1892, sau cuộc tấn công của Pháp, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng.
+ 1893 - 1897 : cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Nghĩa quân đã giảng hoà với Pháp 2 lần và làm chủ 4 tổng ỏ' Bắc Giang.
+ 1898 - 1908 : nghĩa quân một mật hoà hoãn với Pháp, mặt khác, ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
+ 1908 - 1913 : Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi nầy sang nơi khác. Tháng 2-1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
Cách học
Mục I. Nên hệ thống kiến thức theo 3 ý : nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Đối với mục 2, HS nên kết hợp lược đồ Hình 61 trong SGK để tìm hiểu kiến thức và có cơ sở nhân xét một số đặc điểm của phong trào. HS cũng nên lập bảng thống kê theo mẫu dưới đây để dễ ghi nhớ và tiện cho việc so sánh hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương :
Nội dung so sánh
1885 -1888
1888 -1896
Lãnh đạo
Lực lượng
Phạm vi
Cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu
Kết quả
Mục II.
Để nắm vững kiến thức 1, 2, 3 trong mục này một cách tốt nhất, HS cần kết hợp khai thác lược đổ và lập bảng thống kê kiến thức theo mâu sau :
Khởi nghĩa
Thời gian
Lãnh
đạo
Địa
bàn
Hình
thức
Diễn biến
chính
Ý nghĩa và bài học
Bãi Sây
1883 -1892
Ba Đình
1886 -1887
Hương Khê
1885 -1896
Đối với mục 4, HS nên lập bảng với các nội dung tương tự như các mục trên, nhưng cần phải tách riêng vì khởi nghĩa Yên Thế không cùng tính chất "cần vương" với các cuộc khởi nghĩa trên. Việc lập bảng này sẽ giúp HS có thể thấy được sự khác biệt rõ nét giữa khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, nhất là về thời gian, lãnh đạo, hình thức... từ đó có thể rút ra nhân xét đúng về các phong trào này.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Cần vương (phong trào) : phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1885 đến năm 1896 dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước, hưởng ứng Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, nhằm "giúp vua" khôi phục lại nền độc lập của đất nước theo chế độ phong kiến cũ. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến.
-Văn thân : những trí thức Nho học đã đỗ đạt, có danh vọng, có địa vị nhất định trong xã hội phong kiến Việt Nam.
-Sĩpliu : những trí thức Nho học thời phong kiến, tuy nhiên có những trí thức thi đậu ra làm quan, cũng có người không đỗ đạt.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sây có những gì khác với nghĩa quân Ba Đình. Có thể lập bảng như sau :
Nội dung so sánh
Nghĩa quân
Bãi Sậy
Nghĩa quân
Ba Đình
Cách tổ chức
- Đóng quân ở Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương) nhưng không tập trung quân ở đây mà chia thành những toán nhỏ cơ động linh hoạt, trà trộn với dân và hoạt động trên khắp các tuyến giao thông thuỷ bộ ở đổng bằng Bắc Kì, địa bàn rộng hơn và không cô' thủ ở một nơi.
- Nghĩa quân có khoảng 300 người chiến đấu tập trung trong cãn cứ Ba Đình được xây dựng kiên cố, vững chắc.
Chiến đấu
Sử dụng lối đánh du kích với yếu tố bất ngờ, tấn công quân địch khi chúng đang trên đường hành quân.
Ngoài đánh địch còn tiến hành binh vận, chống càn, đánh đồn...
- Ban đầu chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, nhưng về sau chủ yếu là chiến đấu tập trung dựa vào hệ thống công sự của căn cứ Ba Đình.
Câu 2. Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo
Hoạt động nổi bật
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
Khởi nghĩa
Ba Đình
(1886- 1887)
Phạm Bành
Đinh Công Tráng
-Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo.
- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1-1887.
Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.
Khởi nghĩa
Bãi Sây
(1885 - 1892)
- Nguyễn Thiện Thuật
-Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương).
-Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chặn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ờ đổng bằng Bắc Kì.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đổng bằng Bắc cuối thế kỉ XIX.
-Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.
Khởi nghĩa
Hương Khê
(1885 - 1896)
Phan Đình Phùng
Cao Thắng
1885 - 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...
Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
Là cuộc khởi nghĩa tiểu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động, tác chiến.
Câu 3. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào Cần vương chống Pháp ?
Nội dung so sánh
Phong trào Cần vương
Khởi nghĩa Yên Thê
Thời gian
Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lẩn
thứ nhất.
Mục đích đấu tranh
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu.
Nông dân.
Lực lượng tham gia
Văn thân, sĩ phu, nông dân.
Nông dân.
Địa bàn hoạt động
Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Lực lượng đóng vai trò lãnh đạo phong trào Cần vương là
nông dân.	c. văn thân, sĩ phu yêu nước.
triều đình nhà Nguyễn.	D. vua Hàm Nghi.
Người phát động phong trào Cần vương chống Pháp là
Tôn Thất Thuyết.	C. Phan Đình Phùng.
Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thê' kỉ XIX là
A. ìíhởi nghĩa Bãi Sậy.	c. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
' B. khởi nghĩa Ba Đình.	D. khởi nghĩa Hương Khê.
Nghĩa quân Bãi Sậy được tổ chức
tập trung thành những đội quân lớn.
phân tán thành những phân đội nhỏ. c. vừa tập trung vừa phân tán.
D. thành các quân thứ.
Người trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) là
vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật, c. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào nông dân Yên Thê' là
thực dân Pháp áp bức bóc lột nặng nề nhân dân Yên Thế.
nhân dân Yên Thê' muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập. c. nhân dàn Yên Thế muốn bảo vệ cuộc sống của mình.
D. thực dân Pháp bắt thanh niên Yên Thế đi lính.
Câu 2. Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào ? Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
Câu 3. Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ?
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Yên Thê' có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp ?