Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 5
  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 6
  • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 7
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1959)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
Nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện),' Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
a) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ và đưa tới những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hôi ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.
Về kinh tế, Đông Nam Á bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản với tư cách là thị trường tiêu thụ hàng hoá và là nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc.
Q 1
6. ĐHT LỊCH sứ : - A
về chính trị, tuy các nước có những thể chế khác nhau, nhưng đều do các chính quyền thuộc địa cai trị hoặc lệ thuộc các nước tư bản thực dân.
Về xã hội, với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp, sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cao trào cách mạng thê' giới đã tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
b) Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các nước Đông Nam Á và đã có những bước tiến rõ rệt với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và sự trưởng thành của giai cấp vô sản.
Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị và dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở một sô' nước như In-đô-nê-xi-a, Miến Điện, Mã Lai,...
Đồng thời, giai cấp vớ sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành với sự ra đời của một sô' đảng cộng sản như ở In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai và Phi-líp- pin (1930). Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi dậy của công nông đã nổ ra (In-đô-nê-xi- a 1926 - 1927, Việt Nam 1930 - 1931).
Mục II. Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a a) Phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Năm 1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập. Đảng đã tập hợp lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng trong thập niên 20 của thế kỉ XX, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang trong những năm 1926 - 1927 ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra. Cuộc khởi nghĩa tuy không giành được thắng lợi cuối cùng nhưng đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.
Từ năm 1927, quyển lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển vào tay Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản, đứng đầu là A. Xu-các-nô. Đảng Dân tộc chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc chống đê' quốc, đấu tranh bằng con đường hoà bình và phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân. Đảng Dân tộc đã trở thành lực lượng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ờ In-đô-nê-xi-a.
h) Phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên 30 cùa thê'kỉ XX
Đầu thập niên 30, phong trào chống thực dân Hà Lan tiếp tục lan rộng trong cả nước, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của các thuỷ binh ở cảng Su-ra-bay-a vào năm 1933. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp dã man, Đảng Dân tộc (từ năm 1929 là Đảng In-đô-nê-xi-a) bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
6. ĐHTLỊCH SỬ11-B
Cuối thập niên 30, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, nhũng người cộng sản đã kết hợp với Đảng In-đô-nê-xi-a thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít với tên gọi là Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a, do Xu-các-nô đứng đầu.
-Tháng 12-1939, Liên minh họp Đại hội đại biểu nhân dân, bao gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị tham gia và thóng qua Nghị quyết về ngôn ngữ, quốc kì và quớc ca. Thực dân Hà Lan đã từ chối những đề nghị hợp tác chống phát xít của Liên minh.
Mục IIỈ. Phong trào chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách tâng cường khai thác thuộc địa và chế độ thuế khoá, lao dịch nặng nề của thực dân Pháp đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam nổ ra từ nãm 1901 kéo dài hơn 30 nãm. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo từ nãm 1918 đến năm 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
Ở Cam-pu-chia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở nhiều tỉnh, tiêu biểu nhất là ở tỉnh Công-pông Chơ-năng, thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết.
Năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở cách mạng bí mật đầu tiên đã được gây dựng ở Lào và Cam-pu-chia.
Trong những năm 1936 - 1939, phong trào Mặt trân Dân chủ Đông Dương diễn ra sôi nổi ở Việt Nam đã cổ vũ cuộc vân động dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia.
Mục ỈV. Cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm
Do những mâu thuẫn xã hội dưới triều đại Ra-ma VII ngày một tăng lên, mùa hè năm 1932 một cuộc cách mạng đã nổ ra ở Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Pri-đi Pha-nô-mi-ông.
Cuộc. Cách mạng năm 1932 đã mở ra một thời kì phát triển mới của nước Xiêm với việc thiết lập chê' độ quân chủ lập hiến và tạo điều kiện tiến hành các cải cách theo hướng tư sản.
Cách học
Tìm hiểu mục đích xàm lược của các nước đế quốc thực dân và những thủ đoạn mà các nước này tiến hành để thực hiện am mưu đó.
Về nhũng chuyển biến của các nước Đông Nam Á dưới tác động của chính sách cai trị, bóc lột của các chính quyền thực dân cần :
+ Làm rõ vai trò của nền kinh tế thuộc địa đối với chính quốc và giải thích được tại sao sự "hội nhập" kinh tế tư bản chủ nghĩa đối với Xiêm là "tự nguyện", đối với các nước còn lại là "cưỡng bức".
+ Sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội và vai trò của họ đối với cách mạng giải phóng dân tộc ; những mâu thuần trong xã hội... Đó là những yếu tô' cơ bản quyết định sự phát triển của phong trào đấu tranh.
Những điểm mới trong phong trào đấu ưanh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cẩn :
+ Tìm những nguyên nhân tác động đến phong trào cách mạng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ So sánh phong trào đấu tranh thời kì này với phong trào đấu tranh thời cận đại về mục đích đấu tranh, giai cấp lãnh đạo, quy mô, hình thức, kết quả và ý nghĩa.
Lập niên biểu về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước tiêu biểu theo gợi ý sau :
Nước
Thời gian
Sự kiện
Sau khi lập niên biểu, so sánh về kết quả, khuynh hướng cách mạng, hình thức đấu tranh... giữa các nước và đưa ra nhân xét chung về sự phát triển không đều, tính đa dạng của phong trào cách mạng ở đây.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BẢI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, xã hôi:
Dựa vào mục I (SGK) để trả lời câu hỏi.
Theo em những chuyển biến đó có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào đấu tranh cũng như sự phát triển của các nước Đông Nam Á.
Câu 2. Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện :
Cuộc khởi nghĩa do Châu Pa-chay lãnh đạo diễn ra ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
-Tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Viẹt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng
của ba nước Đông Dương. Đến tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1936 - 1939, Mặt trân Dân chủ Đông Dương thành lập đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Đông Dương tham gia vào mặt trận chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.
Câu 3. Một sô' nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới :
Dưới sự tác động của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới, phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhưng không đồng đều giữa các nước.
Phong trào có nhiều điểm mới : phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt về về tổ chức và mục tiêu đấu tranh ; khuynh hướng vô sản xuất hiện ; sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở một số nước.
Câu 4, Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở do chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra một thời kì đấu tranh mới, đưa phong trào tiếp tục phát triển.
Trong những năm 1936 - 1939, phong trào Mặt trân Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động thuộc địạ. Phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ.
Nhũng cuộc khởi nghĩa tiêu biểu...
Nhận xét:
+ Phong trào phát triển mạnh mẽ, kéo dài.
+ Mang tính tự phát.
+ Có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Chưa giành được thắng lợi.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến của các nước Đông Nam Á kể từ sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất là do
hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
c. chính sách cai trị, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. sự vận động tất yếu của lịch sử.
'2. Tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm chung là
A. xảy ra sự tranh giành quyền lực gay gắt giữa chính quyền thực dân với triều đình phong kiến.
B. bị chính quyền thực dân khống chế về chính trị.
c. các nước đểu giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định.
D. các nước đế quốc, thực dân thiết lập một bộ máy cai trị chung cho cả khu vực Đông Nam Á.
Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt.
phong trào chuyển từ chủ trương bất bạo động sang đấu tranh vũ tranh giành chính quyền.
c. khuynh hướng cách mạng vô sản xuất hiện, nhưng không có điều kiện phát triển.
D. hình thức đấu tranh phong phú, sự phát triển giữa các nước tương đối đều.
Dâu hiệu nào chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản ở Đông Nam Á ?
Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở một số nước.
Phong trào dân tộc tư sản mờ nhạt dần trước khuynh hướng cách mạng vô sản. c. Giai cấp công nhân ngày càng phát triển về sô' lượng và nhân thức.
D. Vô sản là lực lượng nòng cớt, mở màn cho phong trào đấu tranh.
Từ cuối thập niên 20, Đảng Dân tộc lại nắm quyền lãnh đạo ở In-đô-nê-xi-a vì
Đảng Cộng sản không được nhân dân In-đô-nê-xi-a ủng hộ ngay từ đầu.
chủ trương, đường lối của Đảng Dân tộc phù hợp với diều kện cụ thể của In-đô-nê-xi-a.
c. được thực dân Hà Lan ủng hộ, nên thế và lực của Đảng Dân tộc rất mạnh.
Đ. Xu-các-nô là Tổng thống của Đảng Dân tộc.
Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh ở Lào và Cam-pu-chia trong suốt những năm 20 và nửa đầu những nãm 30 của thế kỉ XX là
hầu hết các cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt trong thời gian dài.
phong trào phát triển mạnh, nhưng lẻ tẻ, tự phát nên bị đàn áp dã man.
c. chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi, tạo cơ sở cho sự ra đời của Đảng Công sản sau này.
D. chưa có sự liên kết đấu tranh giữa các nước trên bán đảo Đông Dương.
Lực lượng nắm quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mã Lai là
tư sản dân tộc.	c. trí thức tiểu tư sản.
công nhân.	D. trí thức phong kiến.
Kết quả của phong trào Tha-kin là
A. Miến Điện tách khỏi Ân Độ và được hưởng quyền tự trị.
B Anh buộc phải trao trả nền độc lập hoàn toàn cho Miến Điện, c. học sinh, sinh viên Miến Điện được hưởng nhiều ưu đãi.
D. Đảng Cộng sản ra đời.
Đặc điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á từ nửa sau những năm 30 là
Đảng Cộng sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo.
thể hiện rõ mục tiêu độc lập dân tộc.
c. phong trào Mặt trân nhân dân diễn ra sôi nổi.
D. các nước đều giành được quyền tự trị.
Câu 2. Tại sao trong nhũng năm 1918 - 1939, ở Đông Nam Á tồn tại song song hai khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản ?
Câu 3. Nét mới của phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á trong những năm 20 và 30 của thế kỉ XX là gì?
Câu 4. Lập niên biểu về phong trào đấu tranh của các nước tiêu biểu ở Đông Nam Á theo gợi ý sau :
Nước
Thời gian
Sự kiện
Kết quả, ý nghĩa