Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 2: Ấn Độ

  • Bài 2: Ấn Độ trang 1
  • Bài 2: Ấn Độ trang 2
  • Bài 2: Ấn Độ trang 3
  • Bài 2: Ấn Độ trang 4
  • Bài 2: Ấn Độ trang 5
ÂN ĐỘ
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiếu và trình bày được :
Chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ất Độ cuối thế kỉ XIX là nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển.
Khi giai cấp vô sản còn non yếu, chưa đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng thì giai cấp tư sản dân tộc đã thể hiện vai trò lãnh đạo tiên phong của mình với sự ra đời của Đảng Quốc đại.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thê' kỉ XIX
Đến giữa thê' kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở An Độ. An Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
về chính trị, xã hội, Chính phủ Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ, thực hiện nhiều chính sách để củng cô' ách thống trị của mình như : chia để trị, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
Mục 2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 - 1859)
Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuần sâu sắc giữa nhân dân Ân Độ với thực dân Anh.
Duyên cớ : binh lính người Ân Độ trong quân đội của thực dân Anh bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậy khởi nghĩa.
Diễn biến :
+ Ngàý 10-5-1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ.
+ Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một sô' thành phô' lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
Ý nghĩa : khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chú nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Mục 3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 - 1908)
Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấi Độ. Họ bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tê' và được tham gia chính quyền, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm.
Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - chính đảng đấu tiên của giai cấp tư sản An Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ân Độ bước lên vũ đài chính trị.
Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hoá thành hai phái : phái "ôn hoà" chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái "cấp tiến" do Ti-lắc cầm đầu thì có thái độ kiên quyết chống Anh.
-Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan : miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Hindu. Hành động này khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ dã nổ ra.
Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 nãm tù. Vụ án Ti-lắc đã thổi bùng lên đợt đấu tranh mới.
-Tháng 7-1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ để chống quân Anh. Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đâm ý thức dân tộc. Giai cấp công nhân Ân Độ đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á đầu thế kỉ XX.
Cách học
Mục 1.
Tìm những biểu hiện chứng tỏ chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ân Độ rất thâm độc.
Giải thích tại sao phong trào đấu tranh ở đây diễn ra rất quyết liệt, cũng như tại sao nhân dân Ân Độ chưa giành được thắng lợi.
Mục 2 và mục 3.
Căn cứ vào :
Thế lực của thực dân Anh, lực lượng tham gia, phương pháp đấu tranh, thời gian, quy mô, kết quả cúa các cuộc khởi nghĩa để làm rõ tính quyết liệt của phong trào đấu tranh.
Giai cấp lãnh đạo, mục tiêu đấu tranh, phạm vi bùng nổ của phong trào, sự tham gia của giai cấp vô sản để thấy được sự phát triển của phong trào.
So sánh tìm ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh ở những năm đầu thế kỉ XX so với những cuộc đấu tranh ở thời kì trước.
Có thể dựa vào Hình 4. B. Ti-ỉắc (1856 -1920) để nhớ lại sự ra đời và phân hoá của Đảng Quốc đại, Hình 5. Lược đồ pliong trào cách mạng ở Ân Độ cuối thê' kỉ XIX-đầu thế kỉ XX để tái hiện lại phong trào đấu tranh của nhân dân Ân Độ và sự tham gia của công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ân Độ :
Chính sách thống trị của Anh được biểu hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Sự thâm độc của quân Anh thê’ hiện qua tác động của những chính sách này đối với sự phát triển của đất nước Ấn Độ, nhất là chính sách "chia để trị".
Câu 2. Vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ :
Đường lối lãnh đạo cách mạng, vai trò tập hợp lực lượng, sự phân hoá của Đảng Quốc đại và ảnh hưởng của phái cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu cho thấy tính cách mạng của phái này cũng như sự phát triển và tính chất quyết liệt của phong trào đấu tranh.
Câu 3. Tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ :
Qua việc trình bày phạm vi hoạt động, quy mô, mục đích, lực lượng tham gia chứng tỏ tính chất dân tộc, dân chủ của cao trào đấu tranh, đinh cao là cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.
- Ý nghĩa : thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân An Độ, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu A.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Thực dân Anh hoàn thành quá trình xâm lược và độc chiếm Ân Độ vào thời gian
thế kỉ XVII.	c. đầu thế kỉ XIX.
thế kỉ XVIII.	D. giữa thế kỉ XIX.
Đối với thực dân Anh, An Độ có ý nghĩa
là thuộc địa quan trọng bậc nhất.
là nơi để tiếp thu những ảnh hưởng của một nền vãn hoá lớn trên thế giới, c. là nơi buôn bán nô lệ và cung cấp nguồn nhân công dổi dào cho chính quốc.
D. Gồm tất cả các ý trên.
Trong chính sách cai trị của thực dân Anh, thủ đoạn thâm độc nhất là
vơ vét cạn kiệt nguồn lương thực và hương liệu quý.
bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt.
c. đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa.
D. khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
Khởi nghĩa Xipay thực chất lậ
cuộc khởi nghĩa của binh lính Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh.
cuộc khởi nghĩa của nông dân vùng phụ cận Mi-rút.
c. cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Ành, trong đó quân đội Xipay là ngòi nổ, là lực lượng vũ trang của phong trào.
D. cuộc khởi nghĩa của nhân dân các thành phô' lớn ở miền Bắc, miền Trung An Độ.
Đảng Quốc đại ra đời có ý nghĩa
chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp tư sản dân tộc.
thể hiện sự phát triển trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. c. là ngọn cờ tập hợp các lực lượng đấu tranh theo một đường lối cụ thể.
D. gồm tất cả những ý trên.
Chủ trương của Đảng Quốc đại là
đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh.
dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực.
c. chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang vì một nước Ấn Độ tự trị trong đè' quốc Anh.
D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh.
Ngày 16-10-1905 mà nhân dân Ấn Độ coi là ngày quốc tang vì
đây là ngày đạo luật chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực.
ngày mà thực dân Anh tiến hành đàn áp đẫm máu đối với nhân dân Ấn Độ, làm nhiều người bị thiệt mạng.
c. là ngày Nữ hoàng Anh tuyên bô' đồng thời là nữ hoàng của Ấn Độ.
D. là ngày Ti-lắc - người đứng đầu phái dân chủ cấp tiến, bị kết án 6 nãm tù.
Đỉnh cao của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là
phong trào đấu tranh chớng thực dân Anh ở Bom-bay năm 1905.
phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Can-cút-ta nãm 1905.
c. 10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình nhân ngày "quốc tang" 16-10-1905.
D. Cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bom-bay (6-1908).
Câu 2. Qua những kiến thức đã học, hãy chứng minh chính sách cai trị của thực dân
Anh ở Ấn Độ là rất thâm độc.
Câu 3. Hãy phân tích để thấy được sự phát triển của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đẩu thế kí XX.
Câu 4. Lập bảng hệ thống về phong trào đã'u tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh vào nửa cuối thê' kí XIX - đầu thế kỉ XX, theo gợi ý sau :
Thời gian
Sự kiện
Lãnh đạo, lực lượng tham gia
Hình thức đà'u tranh
Kết quả, ý nghĩa