Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 5
  • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 6
NHẬT BẢN CIỬA HAI cuộc CHIÊN TRANH THÊ Clớl (1918 -1959)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Những bước phát triển thăng trẩm của nền kinh té' Nhật Bản trong 10 năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị - xã hội.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, biến nước Nhật trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Nhật Bản trong những nãm 1918 - 1939
a) Nhật Bản trong những năm đầu sưu chiến tranh (1918 —1923)
Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản hầu như không tham chiến, nhưng lại thu được nhiều món lợi. Lợi dụng khi các nước tư bản châu Âu đang trong cuộc chiến ác liệt, Nhật Bản đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng, của Nhật Bản đã tăng trưởng rất nhanh (1914 - 1919, sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, giá trị xuất khẩu tăng 4 lần).
Tuy nhiên sau chiến tranh, kinh tế Nhật lại lâm vào khủng hoảng. Do nhiều nguyên nhân, sản xuất nông nghiệp ngày càng trì trệ, làm cho giá cả lương thực, thực phẩm trở nên hết sức đắt đỏ.
Sau chiến tranh, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ. Đó là các cuộc nổi dây phá kho thóc, dẫn đến cuộc "Bạo động lúa gạo" năm 1918, lan rộng trong cả nước, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia ; các cuộc bãi công của công nhân ở nhiều trung tâm công nghiệp như Cô-bê, Na-gôi-a, Ô-xa-ca,...
Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập. b) Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 - 1929)
Về kinh tế, sự ổn định của Nhật Bản diễn ra ngắn ngủi và từ đầu năm 1927 đã lâm vào khủng hoảng. Có tới 30 ngân hàng ở thủ đô Tô-ki-ô phá sản, sản xuất trong nước suy giảm, các nhà máy chỉ sử dụng từ 20% đến 25% công suất máy móc.
Về chính trị, đầu những năm 20, Chính phủ Nhật Bản đã thi hành một sô' cải cách chính trị. Năm 1927, Thủ tướng Ta-na-ca đã đệ trình một bản Tấu thỉnh lên Nhật hoàng, chủ trương thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến.
Mục II. Khủng hoảng kinh tế (1919 - 1933) và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
a) Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
Trong nhũng năm 1929 - 1933, cả thế giới tư bản đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế. Nhưng sớm hơn nhiều nứớc tư bản khác, năm 1931 kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng tồi tệ nhất: sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929 ; nông dân bị mất mùa, có tới 3 triệu công nhân thất nghiệp,...
Mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt. h) Quá trình quán phiệt hoủ hộ máy nhà nước
Nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng và giải quyết những khó khăn trong nước, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Khác với ở Đức, do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền, quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản kéo dài trong suốt thập kỉ 30.
Cùng với việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
Năm 1933, Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, dựng lên cái gọi là "Mãn Châu quốc" do Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của triều đình Mãn Thanh đứng đầu. Nhật Bản đã nhen lên lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
Mục III. Cuộc đấu tranh của nhàn dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt
Trong những năm 30 thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức như biểu tình, thành lập Mặt trận Nhân dân và cả các cuộc phản chiến trong quân đội, góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
Cách học
Giải thích những đặc trưng cơ bản của Nhật về kinh tế, chính trị qua những hiểu biết về nước Nhật (đã học ở phần cận đại).
Lập bảng so sánh tình hình kinh tế của các nước Đức, Mĩ, Nhạt để ôn lại những kiến thức đã học về các nước tư bản điển hình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Có thể chia nhỏ thành các giai đoạn : 1918 - 1924, 1924 - 1929, 1919 - 1933 ; 1933 - 1939. Qua đó, rút ra được những điểm khác nhau giữa Nhật Bản với hai nước này.
Trong quá trình học, cần khắc sâu những ý sau :
+ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển rất bấp bênh của nền kinh tế Nhật Bản, kể cả trong thời kì ổn định (chú ý tới nhũng khó khăn về điều kiện tự nhiên - xã hội, nhũng hạn chế của nền kinh tế...).
+ Tại sao hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại rất nghiêm trọng đối với Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Quá trình quân phiệt hoá ở Nhật có gì giôhg và khác với Đức ; nhũng đặc điểm của chủ nghĩa phát xít Nhạt; nguyên nhân quyết định đến nhũng đặc điểm đó.
+ Những biểu hiện phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật.
+ Các khái niệm : quân phiệt, chế độ dân chủ đại nghị, chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Quân phiệt: 1. Chính sách phản động của các nước đế quốc trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược.
Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân đội để nắm quyền binh, kìm kẹp, đàn áp nhân dân và các phe phái đối lập chống lại chúng : chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Dân chủ đại nghị: nền dân chủ do giai cấp tư sản thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho chính giai cấp mình.
Chuyên .chếđộc tài phát xít: thể chế chính trị của bọn phát xít dựa trên quyền hành không hạn chế của một người để tăng cường đàn áp nhân dân và bành trướng thế lực.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Càu 1. Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng chú ý :
-Từ năm 1918 đến năm 1919 là thời kì phát triển ; từ năm 1919 đến năm 1923 là thời kì khủng hoảng.
Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân đói khổ.
-Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ. Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh.
Những biểu hiện của sự phát triển và khủng hoảng (trong SGK) rồi giải thích nguyên nhân tại sao.
Câu 2. Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929 có những điểm nổi bật:
Kinh tế phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.
-Đời sống nhân dân đói khổ, phong trào đấu tranh.lên cao. Phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản nãm 1922.
Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị tích cực, nhưng cuối thập kỉ 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến phản động.
Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến nước Nhật:
Tìm hiểu nhũng ảnh hưởng về kinh tế, xã hội (SGK). Cuộc khủng hoảng ở Nhật diễn ra nghiêm trọng hon, nhất là đối với ngành kinh tế nông nghiệp vì Nhật là nước nghèo về nguyên liệu và phải lệ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài. Mặt khác, dấu hiệu của cuộc khủng hoảng ở Nhật đếh sớm hon các nước khác, ngay từ nãm 1927 sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Tô-ki-ô.
Câu 4. Các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong nhũng năm 1918 - 1939 :
Giai đoạn 1918 - 1929 : thời kì phát triển xen lẫn suy thoái. Cụ thể :
+ Những năm 1918 - 1919 : phát triển.
+ Những năm 1919 - 1923 : khủng hoảng.
+ Những năm 1924 - 1927 : ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.
+ Những năm 1927 - 1929 : khủng hoảng.
Giai đoạn 1929 - 1933 : thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhạt chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.
Câu 5. Quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản :
Quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước và gây chiến tranh bành trướng ra bên ngoài.
Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nền kinh tế của Nhật phát triển vượt bậc ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu vì
nguồn vốn do cuộc chiến tranh thế giới đưa lại.
mọi tàn dư phong kiến bị thủ tiêu.
c. tăng cường cướp bóc đới với Trung Quốc.
D. sự lao động cần cù của người dân Nhật Bản.
Kinh tế nông nghiệp của Nhạt Bản không phát triển được vì
chính quyền không chú ý đến nông nghiệp.
giá nông phẩm rẻ, không kích thích được nông dân sản xuất, c. những tàn dư phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn.
D. tất cả các nguyên nhân trên.
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự phát triển không ổn định nền kinh tế Nhật Bản là
sự phát triển mất cân đối giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa các vùng, miền với nhau, thiếu thị trường.
là nước nghèo về tài nguyên khoáng sản.
c. xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu.
D. sự kìm hãm của các tàn dư phong kiến.
Cuộc khủng hoảng năm 1927 ở Nhật Bản bắt đầu từ ngành
A. tài chính.	B. hoá chất.	c. năng lượng.	D. nông nghiệp.
Chính sách đối ngoại của giới cầm quyền Nhạt Bản trước năm 1927 là
giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các nước lớn.
đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước láng giềng, c. tăng cường các hoạt động chống đối Liên Xô.
D. gồm tất cả các ý trên.
Dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 xuất hiện ở Nhật vào thời gian
c. năm 1928. D. nãm 1929.
ngay từ đầu thập kỉ 20.
năm 1927.
Quá trình phát xít hoá ở Nhật được thực hiện thõng qua
việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
cuộc đảo chính của bọn phát xít lật đổ nền dân chủ đại nghị, lập chính phủ mới. c. lời tuyên bố của Thiên hoàng về việc thiết lập một nền thống trị mới.
D. chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh đòi chia lại thị trường thế giới.
Quá trình quân phiệt hoá ở Nhạt Bản kéo dài vì
những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh.
sự tranh giành quyền lực giữa các tổ chức quân phiệt.
c. giới cầm quyền quá tập trung vào chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược lãnh thổ. D. sự cản trở của Thiên hoàng.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 đã
khiến cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản thêm trầm trọng.
góp phần làm châm quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước.
c. góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.
D. góp phần làm thất bại âm mưu gáy chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới
cầm quyền.
Càu 2. Nêu rõ sự phát triển của Nhật Bản trong những nãm (1918 - 1939) và nêu nhận xét về sự phát triển này.
Câu 3. Quá trình phát xít hoá ở Nhạt Bản có điểm gì khác so với quá trình phát xít hoá ở Đức ?