Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 1
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 2
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 3
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 4
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 5
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 6
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 7
  • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trang 8
V|ỆT NAM TR0NC nhùmc nặm
CHIÊN TRANH THÊ GIỚI THỨNHÂT (1914 -1918)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Đặc điểm của tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thê' giới thứ nhất.
Những nét chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong thời kỳ này.
Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với các hoạt động buổi đầu của Nguyễn Ái Quốc.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình kinh tế - xã hội
Những biến động vê kinh tế
Pháp tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về Pháp.
Trong nông nghiệp, bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
Trong công thương nghiệp, những mỏ than, mỏ kim loại được đầu tư thêm vốn, một sô' công ti khai thác mới xuất hiện. Do chính sách nới lỏng độc quyền của thực dân Pháp, một sô' xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời
Tình hình phân hoá xã hội
Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút.
Các cơ sở sản xuất được mở rộng nên giai cấp công nhân tăng thêm về sô' lượng.
Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, trở thành giai cấp thực thụ sau chiến tranh. Họ bắt đầu lên tiếng bênh vực quyền lợi cho mình.
Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về sô' lượng.
Mục II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh
a) Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
Chi Hội Vân Nam do Đỗ Chân Thiết đứng đầu có kế hoạch đánh úp thành Hà Nội nhưng bị lộ.
Cuối năm 1914, Hội tổ chức một sô' cuộc bạo động ở Lục Nam (Bắc Giang), Bát Xát (Lào Cai) Đồng Văn (Hà Giang); năm 1915, tham gia phá nhà tù Lao Bảo.
— Năm 1916, bị khủng bố khốc liệt, Việt Nam Quang phục hội tan rã.
Cuộc vận động khởi nghĩa của Thủi Phiên vùTrần Cao Vân (1916)
Lợi dụng sự phản ứng của binh lính Việt Nam klni bị đưa sang chiến trường châu Âu, Trần Cao Vân và Thái Phiên vận động nhân dân và binh lính và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.
Kế hoạch bị bại lộ, binh lính người Việt bị tước vũ khí.
Trần Cao Vân và Thái Phiên bị chém đầu, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở đảo Rêuyniông.
Khởi nghĩa hình lính Thúi Nguyên (1917)
-Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyến (yếu nhân của Việt Nam Quang phục hội)
Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 30 rạng sáng 31-8-1917. Nghĩa quân phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm toà sứ... làm chủ toàn bộ tỉnh lị, trừ trại lính Pháp.
Nghĩa quân tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, lực lượng lên tới 600 người.
Bị Pháp đàn áp, khởi nghĩa bị tổn thất lớn, Lương Ngọc Quyến hi sinh, nghĩa quân phải rút ra khỏi thị xã. Đội Cấn tự sát (11 -1 -1918), cuộc khởi nghĩa tan rã.
Ý nghĩa : đánh mạnh vào chính sách "dùng người Việt trị người Việt" của Pháp, thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng hào dàn tộc thiểu số
Phong trào diễn ra khắp nơi : Tầy Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên. Đông đảo đồng bào các dân tộc như : Thái, Tày, Hoa, Mông, Hán, Nùng, Dao, M’Nông,„. tham gia.
Đồng bào dân tộc thiểu số là một lực lượng cách mạng quan trọng ở nước ta.
Phong trào Hội kín ở Nam Kì
Trong khi chưa có một tổ chức và một giai cấp lãnh đạo có đủ năng lực, cuộc đấu tranh của nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là nòng dân, gặp khó khăn. Sự xuất hiện các hội kín ở Nam Bộ là một trong những biểu hiện của sự khủng hoảng đó.
Trong 4 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào Hội kín ở Nam Kì phát triển mạnh ở Biên Hoà, Bến Tre, Châu Đốc,...
Hoạt động có tiếng vang nhất là cuộc đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn giải thoát cho Phan Xích Long. Quân Pháp phản công, nghĩa quân tan vỡ, nhiều hội kín ở các tỉnh lân cận bị đàn áp.
Mục III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
a) Phong trào công nhân
Công nhân Việt Nam ra đời từ cuối thế ki XIX, tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc, bị tư bản Pháp bóc lột, đời sống khó khăn,...
Phong trào đấu tranh trước Chiến tranh thế giới thứ nhất : có 61 cuộc đấu tranh của công nhân với các hình thức bỏ việc, phá giao kèo,... Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà Nội (5-1909), bãi công của công nhân xưởng Ba Son (1912),...
Trong thời gian chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nợi như ở nhà máy sàng Kế Bào (Cái Bầu - Quảng Ninh), mỏ than Hà Tu (1916), mỏ bô xít Cao Bằng,...
Phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này còn mang tính chất lẻ tẻ tự phát, nhưng đã chứng tỏ đây là một lực lượng xã hội quan trọng.
b) Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)
Động cơ đi sang phương Tây của Nguyền Tất Thành : tìm con đường để giải phóng dân tộc hiệu quả hơn, đáp ứng đúng yêu cầu của lịch sử hơn so với các con đường mà các bậc tiền bối đã đi .
Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành :
+ Ngày 5-6-1911, Nguyền Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Người bòn ba qua nhiều châu lục, làm nhiều nghề để sống và hoạt động. Người nhận rõ : ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác ; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Người đã có những nhân thức chính xác về bạn, thù.
+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Hội người Việt Nam yêu nước ở Pari, kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và vãn hoá uy tín của Pháp. Năm 1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.
Tổ chức học sinh đọc tài liệu, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, xem phim ảnh, hoạt động ngoại khóa về hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời kì 1911-1918.
Cách học
Mục ỉ.
Trong mục 1, HS cần tìm hiểu những nét mới của kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong đó chú ý tác động của cuộc chiến tranh đến Việt Nam với tư cách là một nước thuộc địa của Pháp. HS có thể tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế theo các lĩnh vực (nông nghiệp, công thương nghiệp). Từ đó, rút ra nhận xét về những chuyển biến kinh tế của nước ta.
Đối với mục 2, HS phải nắm bắt kiến thức theo lôgic, những biến đổi của nền kinh tế sẽ tác động đến chuyển biến xã hội. Chú trọng tìm hiểu đời sống và khả năng cách mạng của các giai cấp nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Mục II.
Để dễ dàng nắm bắt kiến thức của mục này, học sinh nên lập bảng thống kê kiến thức như sau :
Tên phong
trào
Thời gian
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Địa bàn
Hình thức
Kết quả
1. Hoạt động của
Việt Nam Quang phục hội
1914-1916
Công nhân, viên
chức hoả
xa
Bắc Kì, Trung Kì
Bạo động
Thất bại
Mục III.
Trong mục 1, HS nên lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của công nhân và rút ra nhân xét về khuynh hướng, tính chất, phạm vi của phong trào công nhân.
Ở mục 2, HS nên lập sơ đồ về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành như sau :
1917
5-6-1911
1908
1904
19-5-1890
.y.ê.lí9,Í..ÍĨỘ!..Ị3Ì	tịêp.lụ? hoat động
Lấy tên là Vãn Ba, Người sang phương Tây tìm con đườụg cứu nước
Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế ở Trung Quốc
Nguyên Tất Thành theo cha vào Huế học tập
Nguyền Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Công sứ: viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy thực dân cấp tỉnh ở các xứ bảo hộ Bắc Kì, Trung Kì thời thuộc Pháp. Trong cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917 có nhắc đến viên quan Công sứ Đác-lơ nổi tiếng là kẻ gian ác, tàn bạo và khát máu, bị nhân dân ta hết sức căm ghét.
-Nam binh phục quốc : khẩu hiệu thêu trên ngọn cờ trong cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên. "Nam binh phục quốc" nghĩa là binh lính người Việt Nam (trong quân đội Pháp) khởi nghĩa khôi phục lại nền độc lập của Tổ quốc. Đêm 30 rạng sáng 31-8- 1917, dưới sự lãnh đạo của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến, binh lính người Việt đã tiến hành khởi nghĩa, phấ nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên. Khởi nghĩa giành thắng lợi, ngọn cờ khởi nghĩa có 5 ngôi sao với bốn chữ "Nam binh phục quốc" được tung bay trên tỉnh lị Thái Nguyên.
-Đại Hùng : tên quốc hiệu do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến đặt trong cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên sau khi họ làm chủ được tỉnh lị và tuyên bố "Thái Nguyên độc lập".
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Những biến động vể mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất:
Về kinh tế :
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.
Nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khãn.
Trong công thương nghiệp, thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một sô' xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.
Về xã hội :
Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
Giai cấp công nhân tăng thêm về sớ lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).
Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.
Câu 2. Các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh.
Phong trào
Thời gian
Lãnh đạo
Địa bàn
Hình thức
Kết quả
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
1914-1916
Bắc Kì,
Trung Kì
Bạo động
Thất bại
2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên
và Trần Cao
Vân
1916
Thái Phiên,
Trần Cao Vân, vua Duy Tân
Trung Kì
Vận động khởi nghĩa
Thất bại
3. Khởi nghĩa của binh lính
Thái Nguyên
1917
Đội Căh,
Lương Ngọc Quyến
Thái
Nguyên
Khởi nghĩa vũ trang
Thất bại
4. Khởi nghĩa của các tộc người thiểu số
1914-1935
Tây Bắc, Đông Bắc, Táy Nguyên
Khởi nghĩa vũ trang
Đến năm
1935 mới
bị dẹp yên
5. Phong trào
Hội kín ở Nam
Kì
1913-1916
Phan Xích
Long
Nam Kì
Khởi nghĩa vũ trang
Thất bại
6. Phong trào công nhân
1916- 1918
Bắc Kì
Khới nghĩa vũ trang, đình công
Giới chủ phải
nhượng bộ một số quyền lợi cho công
nhân
Câu 3. Tại sao nói từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kì cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ?
- Phong trào cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra rất sôi nổi, dưới nhiều hình thức, theo các khuynh hướng : phong kiến và dân chủ
tư sản tuy nhiên các phong trào đều diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và không giành được thắng lợi. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn bế tắc về đường lối.
- Phong trào cách mạng Việt Nam chưa tìm ra được một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp đưa cách mạng đến thành công. Điều đó phản ánh cách mạng Việt Nam đang bế tắc về giai cấp lãnh đạo.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đối với thuộc địa Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp thực hiện chính sách
đầu tư vốn lớn để phục hồi và phát triển các ngành kinh tế.
tăng cường bóc lột nhân lực, vật lực và tài lực của Việt Nam để phục vụ chiến tranh.
c. tăng cường trao đổi kinh tế giữa Pháp và Việt Nam.
D. cho phép kinh tế Việt Nam phát triển tự do.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vận tải Việt
Nam phát triển hơn trước là do
thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn.
thực dân Pháp nới lỏng độc quyền, cho phép tư bản người Việt kinh doanh tự do. c. tư bản người Việt học tập được kinh nghiệm quản lí và kĩ thuật từ người Pháp.
D. sự phát triển nội tại của nền kinh tê' Việt Nam.
Nguyên nhân khiến nông nghiệp trồng lúa Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bị giảm sút là
thiên tai tàn phá nặng nề.
nông dãn chuyển hướng kinh doanh công thương nghiệp.
c. chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp làm giảm sức sản xuất của nông dân.
D. chiến tranh tàn phá nặng nề nền kinh tế.
Giai tầng tăng nhanh về số lượng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất
giai cấp nông dân.	C. tầng lớp tư sản.
giai cấp công nhân.	D. tầng lớp tiểu tư sản.
Lực lượng giữ vai trò chủ chốt trong phong trào dân tộc Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
địa chủ và nông dân.
tư sản và tiểu tư sản.
c. công nhân và nông dân. D. tư sản và công nhân.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức Việt Nam Quang phục hội đã sử dụng phương thức đấu tranh
bạo động.
đấu tranh chính trị.
c. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
D. đấu tranh dưới hình thức tôn giáo, mê tín.
Lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong cuộc khởi nghĩa do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo ở Thái Nguyên năm 1917
công nhân.	c. binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
nông dân.	D. tư sản.
Người lãnh đạo đồng bào M'nong (Tây Nguyên) khởi nghĩa chống Pháp trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Giàng Tả Chay.	c. Trịnh Vãn Cấn.
N’ Trang Long.	D. Thái Phiên.
Phong trào Hội kín ở Nam Kì trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất thực chất là hình thức đấu tranh chống Pháp của
A. tư sản.	B. công nhân.	c. nông dân.	D. trí thức.
Nguyễn Tất Thành đã tìm con đường cứu nước mới theo phương hướng
đi sang Nhạt Bản cầu viện.
đi sang Pháp để xin Chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.
c. dựa vào Pháp ở Đông Dương, tiến hành cải cách xã hội nhằm chấn hưng đất nước. D. đi sang các nước phương Tây học hỏi kinh nghiệm để trở về giúp đỡ đồng bào.
Câu 2. Phân tích những tác đông của những biến động về mặt kinh tế đối với xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa của phong trào yêu nước ở nước ta trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.