Giải Lịch Sử lớp 11 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

  • Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) trang 1
  • Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) trang 2
  • Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) trang 3
  • Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) trang 4
  • Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) trang 5
sơ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)
HƯỞNG DÁN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
Các bước phát triển của lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân phát sinh, quá trình phát triển, tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong thời kì lịch sử từ năm 1858 đến năm 1918.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX- trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khả năng quốc phòng,... của đất nước.
Các nước phương Đông và Đông Nam Á lần lượt bị xâm lược, bị biến thành thuộc địa.
Mục 2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dãn ta
-Bằng chính sách "ngoại giao pháo hạm" thực dân Pháp từng bước xâm lược Việt Nam thông qua các hiệp ước bất bình đẳng kí với triều Nguyễn vào các năm 1862, 1874, 1883 và 1884.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra ngay từ đầu, nhưng dần dần phân hoá thành hai trân tuyến. Trận tuyến nhân dân chống xâm lược thì bền bỉ, cương quyết. Trận tuyến chống ngoại xâm của triều đình Huế thì liên tiếp mắc sai lầm, thoả hiệp, thất bại.
Từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống Pháp tiếp tục nổ ra, nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại, để lại nhiều bài học quý báu.
Mục 3. Những hiến đổi trong đời sông kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác quy mô trên toàn lãnh thổ Đông Dương.
Bén cạnh những tác động tiêu cực, cuộc khai thác của Pháp cũng làm nảy sinh những yếu tô' kinh tế, xã hội mới, làm cơ sở cho sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Mục 4. Phong trào yên nước và cách mạng
Tác động của những ảnh hưởng từ bên ngoài, những yếu tô' nội sinh và nhu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã làm chuyển biến nhân thức của một bộ phận sĩ phu nho học thức thời. Họ tiếp thu luồng tư tưởng mới và khởi xướng cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Phong trào bị thực dãn Pháp đàn áp và thất bại.
Với những hoạt động của Nguyễn Tất Thành thời kì này, một khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đã ra đời.
Cách học
Đây là bài sơ kết sau khi đã học xong một giai đoạn lịch sử. Vì vậy, HS nên tiến hành tổng hợp các vấn đề và lập các bảng, biểu so sánh, các sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
Mục 1.
HS thống kê lại kiến thức theo các vấn đề : tính chất xã hội, đặc điểm các ngành kinh tế, nguy cơ thực dân xâm lược.
Mục 2.
Trong mục 2, HS nên lập bảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo mẫu sau :
1858 - 1862
1863 - 1867
1868 -1874
1875 - 1884
1885 - cuối
thế kỉ XIX
Hành động
xâm lược
cúa thực dán Pháp
Triều đình
Nguyễn kháng chiến
Nhân dân
kháng chiến
Từ bảng trên, HS cần rút ra các kết luận về bản chất thực dân thâm độc, xảo quyệt của Pháp, việc đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn và tinh thần kháng chiến anh dũng, bất khuất của nhân dân.
Mục 3.
Ở mục này, để nắm chắc kiến thức, HS nên thiết lập một bảng so sánh giữa tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kì XX với tình hình kinh tê' - xã hội nửa cuối thế kỉ XIX. Từ đó sẽ thấy được những biến chuyển một cách rõ nét.
Nội dung so sánh
Nửa cuối thê kỉ XIX
Đầu thế kỉ XX
Kinh tế
(cơ cấu kinh tế, tính chất nền kinh tế)
Xã hội
(cơ cấu xã hội, tính chất xã hội, mâu thuẫn xã hội)
Mục 4.
Trong mục này, HS nên lập một bảng thống kê về cuộc vận động giải phóng dân tộc trong 20 năm đầu thế kỉ XX từ phong trào Đòng du cho đến các phong trào trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, từ đó rút ra nhận xét tương ứng với nội dung cúa từng cột. Có thể theo gợi ý sau đây :
Phong trào
Thời gian
Địa bàn
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Hình thức
Kết quả
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nhũng đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kì XIX đến hết Chiến tranh thè' giới thứ nhất :
Đặc điểm của phong trào yêu nước
Cuối thê kỉ XIX
Đầu thê' kỉ XX
Hoàn cảnh
- Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
-Thực dãn Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị.
Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lán thứ nhất.
Nền kinh tế, xã hội có nhiều biến đổi.
Lãnh đạo
Vãn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần vương hoặc những nông dân yêu nước.
Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản, hoặc binh lính yêu nước trong quân đội Pháp.
Khuynh hướng
Phong kiến.
Dân chủ tư sản.
Lực lượng
Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,...), nhất là nông dân.
Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức tiến bộ, binh lính, công nhân ...), nhất là nông dân.
Mục tiêu
- Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (phong trào Cần vương) hoặc để bảo vệ cuộc sống bình yên (khởi nghĩa Yên Thế).
Đấu tranh chống Pháp nhằm khôi phục độc lập, xây dựng nhà nước
mới.
Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế.
Hình thức
Khởi nghĩa vũ trang.
Khởi nghĩa vũ trang, bạo động, cải cách, đình công...
Quy mô
Rộng khấp, chù yếu là Bắc và Trung Kì.
Rộng khắp, bao gồm cả Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì.
Kết quả
Thất bại.
Thất bại.
Câu 2. Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần vương.
Thời gian
Sự kiện
5-7-1885
Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.
13-7-1885
Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương.
1883 -1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1886- 1887
Khởi nghĩa Ba Đình.
1885 - 1896
Khởi nghĩa Hương Khê.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Đến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở
trong giai đoạn
hình thành.	C. phát triển.
xác lập.	D. khủng hoảng.
Thực dân Pháp phải mất gần 30 năm mới hoàn thành xâm lược Việt Nam vì
đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn.
cuộc chiến đấu bền bỉ, quyết liệt của quần chúng nhân dân. c. lực lượng xâm lược của thực dân Pháp quá mỏng.
D. nước Việt Nam quá rộng.
Phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra và kết thúc vào cuối thế kỉ XIX
khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
phong trào Cẩn vương.
c. phong trào Hội kín ở Nam Kì.
D. phong trào vũ trang của các dân tộc thiểu số.
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã khiến cho kinh tế Việt Nam
bị lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
ngày càng lạc hâu hơn. c. phát triển chậm chạp.
D. bị phá sản hoàn toàn.
Nét mới của xã hội Việt Nam dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dãn Pháp là
xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản... c. sự hình thành các giai cấp địa chủ và nông dân.
D. một bộ phận sĩ phu phong kiến trở thành giai cấp tư sản.
Thất bại của cuộc vân động yêu nước đầu thế kỉ XX là do
tầm nhìn hạn chế của những người lãnh đạo.
thực dân Pháp vẫn còn mạnh, đủ sức đàn áp phong trào, c. cuộc vận động diễn ra lẻ tẻ, cục bộ địa phương.
D. sự mâu thuẫn gay gắt giữa các quan điểm cứu nước.
Câu 2. Trình bày khái quát những nôi dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918).
Cáu 3. Những điểm mới của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam 20 năm đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX.