Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

  • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trang 1
  • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trang 2
  • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trang 3
  • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trang 4
  • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trang 5
  • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trang 6
ÔN TẬP LỊCH SỬ THÈ GIỚI CẬN ĐẠI
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được một cách khái quát về :
Những nội dung kiến thức đã học một cách có hệ thống.
Những vẵn đề cơ bản cúa lịch sử thế giới cận đại : sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ; sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế; sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân ; mâu thuần giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn đến chiến tranh.
Kiến thức cơ bản
Mục 1 và 2.
Phần này, học sinh ôn tập, ghi nhớ và hiểu được những sự kiện cơ bản theo những vấn đề lớn của lịch sử thế giới cân đại như : cách mạng tư sản, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc... Có thể kết hợp với mục 3. Bài tập thực hành, trong SGK để nhớ lại kiến thức đã học và hoàn thành các bảng niên biểu hoặc thống kê các sự kiện lớn của lịch sử thế giới cân đại.
Bản chất của cuộc cách mạng tư sản :
+ Dù hình thức, diễn biến và kết quả đạt được khác nhau, song đều có nguyên nhãn sâu xa và cơ bản giống nhau, cùng nhằm mục tiêu chung (giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa).
+ Thắng lợi của cách mạng tư sản ở những mức độ khác nhau đều tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản : chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần sang giai đoạn độc quyền (tức đế quốc chủ nghĩa).
Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, song về bản chất cua chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi mà chỉ làm cho mâu thuẫn vốn có và mâu thuẫn mới nảy sinh thêm trầm trọng.
Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, hài giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc, dẫn đến Cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản ngày càng mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh này phát triển từ tự phát đến tự giác và là cơ sở cho sự ra đời học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học mà Mác và Ãng-ghen là những người sáng lập.
+ Chủ nghĩa Mác đã đưa phong trào đấu tranh của công nhân từng bước đi đến thắng lợi, dù phải trải qua những bước thăng trầm, những thất bại.
Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với cuộc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh...
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngay từ đầu, nhân dân các nước bị xâm lược đã đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc và sau đó chống thế lực phong kiến tay sai.
Cách học
Để dề nhớ và nhớ lâu những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại, cần xem xét các nội dung trong mối quan hệ logic với nhau.
- Ngoài ra, nên chú ý đến một sô' vấn đề sau :
+ Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới:
Bên cạnh việc rút ra những nét chung nhất về các cuộc cách mạng tư sản như nguyên nhân, mục đích, hình thức, động lực, lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa thì đối với từng cuộc cách mạng cụ thể nên lựa chọn những sự kiện cơ bản thể hiện rõ sự phát triển của cuộc cách mạng. Muốn xác định được sự kiện nào là cơ bản, cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản nói chung đặt ra và xem sự kiện đó giải quyết được đến mức độ nào của những nhiệm vụ này.
Cuộc cách mạng công nghiệp : tiền đề, quá trình tiến hành và hệ quả của của nó đối với sự phát triển kinh tế và những biến đổi trong xã hội.
+ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản :
Thể hiện ở những thành tựu mà các nước tư bản điển hình như Anh, Pháp, Mĩ, Đức đã đạt được.
Các giai đoạn phát triển của từng nước nói riêng của chủ nghĩa tự bản nói chung chứng tỏ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Sự không đều này đã chi phối đến phạm vi ảnh hưởng của các nước trên phạm vi thế giới, dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh đế quốc.
Các công ti độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đánh dấu thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các công ti này đã chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị ở các nước tư bản.
+ Nét tiến bộ trong phong trào công nhân quốc tế được phản ánh qua mục đích, hình thức, quy mô đấu tranh của giai cấp công nhân ở từng thời kì. Đặc biệt, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã có vị trí, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của phong trào đấu tranh.
+ Về sự xâm lược thuộc địa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, trả lời câu hỏi sau : Sự xâm lược thuộc địa đã có từ lâu, nhưng tại sao nó được đẩy mạnh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Tìm những nét giống nhau và riêng biệt trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh. Giải thích tại sao đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước vẫn chưa giành được độc lập.
+ vể cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, cần nêu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, lí giải được vì sao chủ nghĩa đế quốc đi liền chiến tranh.
+ Sự phát triổn của văn hoá thời kì cân đại :
Tim hiểu hoàn cảnh lịch sử và những ảnh hưởng của nó tới tình hình văn hoá trong hai giai đoạn phát triển.
Qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, nội dung phản ánh và đóng góp của những thành tựu này vào kho tàng văn hoá nhân loại để thấy được sự nở rộ của văn hoá trong thời kì cân đại.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cân đại bao gồm :
Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dần chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luân cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.
Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2. Những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Tìm hiểu các ý sau : nguyên nhân sâu xa, mục đích, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng để biết về những điểm chung.
-Điểm riêng : xem các cuộc cách mạnh này diễn ra dưới hình thức nào trong các hình thức sau : nội chiến hay là cuộc đấu tranh giành độc lập ; tính chất của các cuộc cách mạng.
Câu 3. Một sô' luận điểm trong tư tưởng của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân :
Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân : kiên quyết, triệt để, có ý thức tổ chức, kỉ luật.
Là giai cấp tiên tiến nhất và là giai cấp lãnh đạo cách mạng, có trách nhiệm đánh đổ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới.
Câu 4. Diễn biên chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á :
Chia theo mốc thời gian : khoảng giữa thế kỉ XIX ; cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và xét các yếu tô' như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nguyên nhân cơ bản nhất dãn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là
A. mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời lạc hâu.
B. nhân dân chán ghét chế độ phong kiến tồn tại lâu đời, đầy trì trệ và lạc hậu. c. sự thối nát của triều đình phong kiến.
D. thế lực của giai cấp tư sản ngày càng mạnh.
Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức
nội chiến cách mạng.
cải cách.
c. chiến tranh giành độc lập.
D. Tất cả các hình thức trên.
Tính chất của một cuộc cách mạng tư sản phụ thuộc chính vào yếu tố nào ?
Thế lực của giai cấp tư sản ở nước đó mạnh hay yếu.
Sự chán ghét chế độ phong kiến của giai cấp nông dân - động lực của cách mạng, c. Sự suy yếu của chế độ phong kiến.
D. Độ gay gắt của những mâu thuẫn trong xã hội.
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở
A. Anh.	B. Pháp.	c. Mĩ.	D. Hà Lan.
Điều kiện tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp là
vốn và kĩ thuật.	c. vốn, kĩ thuật và	nguồn	nước.
nhân cóng và kĩ thuật.	D. vốn, nhân công	và cải	tiến kĩ thuật.
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian
đầu thế kỉ XIX.	c. cuối thế kỉ XIX	- đầu	thế kí XX.
giữa thê' kỉ XIX.	D. đầu thế kỉ XX.
Dấu hiệu nào là cơ bản nhất chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ?
Mở rộng chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào công nhân, c. Sự xuất hiện của các công ti độc quyền.
D. Giai cấp phong kiến bị thủ tiêu hoàn toàn.
Sự phát triển của phong trào công nhân phụ thuộc chính vào yếu tô'
nhận thức của công nhân.
số lượng của giai cấp công nhân.
c. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
D. tình cảnh cùng quẫn của công nhân.
Câu 2. Lập bảng tổng hợp các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu theo gợi ý sau và đưa ra nhận xét.
Thòi gian bùng nổ
Tên cuộc cách mạng
Hình thức
Tính chất
Câu 3. Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX).
Câu 4. Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ãng-ghen về sứ mệnh của giai cấp công nhân được trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sán.
Câu 5. Vào cuối thế ki XIX - đáu thế ki XX, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã làm gì trước hoạ ngoại xàm ?
Cáu 6. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á, chầu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Câu 7. Cài cách Minh Trị ở Nhạt Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ờ Xiêm (1892) và cuộc Duy tân nãm Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những điểm gì giống và khác nhau ?
Cáu 8. Nêu những nguyên nhân bùng nố của Chiến tranh thê giới thứ nhất. Qua đó em rút ra nhận xét gì về chủ nghĩa tư bản ?