Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

  • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 1
  • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 2
  • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 3
  • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 4
  • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 5
  • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 6
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG cuộc KHAI THÁC • • •
THUỘC ĐỊA LẦN THỨNHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
- Những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn 'noá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.
Tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX.
Cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Những chuyên biến về kinh tê
Năm 1897, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam với quy mô lón. Nhiều cơ sở và thiết bị khai thác được xây dựng. Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi:
+ Về giao thông vận tải, Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ khá hiện đại .
+ Trong công nghiệp, tập trung khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp nhẹ, cóng nghiệp chè' biến, công nghiệp chế tạo vật liệu xây dựng và dịch vụ ra đời.
+ Trong nông nghiệp, đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lặp đổn điền trổng loỏ, cà phê, cao su,...
Kinh tế Việt Nam từng bước hoà nhập vào thị trường thế giới và khu vực ; phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong quá trình thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam khiến cho nền kinh tê' đất nước vãn trì trệ, sự phân hoá giai cấp diễn ra chậm chạp.
Mục 2. Những chuyến biến về xã hội
Sự phân hoá xã hội bắt đầu diễn ra, nhung chưa that mạnh mẽ.
Một bộ phận nhỏ giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phân địa chủ vừa và nhò bị đê' quốc chèn ép nên ít nhiều có tinh thần yêu nước.
Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề và bị cướp ruộng đất, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập.
Giai câ'p công nhân, tuyệt đại đa số xuất thán từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sóng khổ cực, có tinh thần đấu tranh chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
Tầng lớp tư sản, vốn là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, là chủ các xưởng thủ công nhó, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức câ'p tha'p và những người làm nghề tự do,...
Tầng lớp sĩ phu thức thời có những chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị
Những chuyển biến trên đây, nhất là sự xuất hiện của những lực lượng xã hội mới là cơ sở quan trọng cho phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
Cách học
Mục 1.
HS nên tìm hiểu kiến thức mục này bằng cách hệ thống kiến thức theo các ý như sau :
Nguyên nhân : căn cứ vào những thay đổi của bối cảnh lịch sử trong giai đoạn này so với những giai đoạn trước để trả lời (Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp và Pháp bắt đầu tiến hành khai thác bóc lột).
-Những chuyển biến : hệ thống kiến thức theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và tìm ra những nét mới trong những lĩnh vực đó mà trước đây không có.
Từ đó, rút ra nhận xét về sự thay đổi tính chất nền sản xuất của nước ta (xuất hiện phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa bên cạnh phương thức sản xuất phong kiến cũ).
Mục 2.
Khi tìm hiểu về mặt xã hội của một xã hội nào đó, cần chú ý 3 vấn đề : tính chất của xã hội đó là gì ? Xã hội đó có những giai cấp, tầng lớp nào ? Xã hội đó tồn tại những mâu thuẫn nào, mâu thuẫn nào cơ bản nhất ? Dựa trên 3 vấn đề đó, sẽ tiến hành tìm hiểu kiến thức mục này như sau :
Trước hết, cần xác định sự thay đổi lớn nhất về tính chất xã hội của Việt Nam lúc này là gì ? Tiếp đó, thống kê các giai tầng xã hội, xác định xem giai cấp nào là giai cấp cũ, đã tồn tại trong xã hội phong kiến Việt Nam, giai tầng nào mới xuất hiện, ở mỗi giai tầng xã hội, cần tìm hiểu những biến chuyển của giai tầng đó (có bị phân hoá hay không, bị thực dân Pháp chèn ép, bóc lột ở mức độ nào... và rút ra được thái độ cách mạng của giai tầng đó). Từ đó, xác định các mâu thuẫn xã hội và xem mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất.
Từ tình hình xã hội đó, tìm hiểu xem lúc này yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam là gì; sự ra đời của các lực lượng xã hội mới có đóng góp gì cho việc thực hiện yêu cầu đó hay không.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Khai thác thuộc địa : việc các nước đế quốc, thực dân sau khi áp đặt được ách thống trị của mình lên các nước khác thì tiến hành bóc lột, vơ vét nhân lực, tài lực, vật lực của đất nước họ. ở Việt Nam, sau khi dập tắt phong trào Cẩn vương, cơ bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1913). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tiếp tục tiến hành khai thác thuộc địa lần hai (1919 - 1929) với quy mô, tớc độ lớn hơn nhiều so với lần một.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp có điểm đáng chú ý :	* Những
chuyển biến về cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su (nông nghiệp quy mô lớn).
Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
Giao thông vân tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
* Những chuyển biến xã hội :
Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Tình hình cơ cấu xã hôi:
+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo
điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
Câu 2. Sự chuyển biến về kinh tê' của Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa đã dẫn tới những chuyển biến về xã hội:
Trước khi Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, Việt Nam là một nước nông nghiệp mang tính chất phong kiến với hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
Khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu nền kinh tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển các ngành kinh tế theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, dẫn đến việc hình thành những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Chính sách bóc lột về kinh tế nổi bật nhất trong cồng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là
cướp đoạt ruộng đất.	c. xây dựng hệ thống giao thông.
khai khẩn đất hoang.	D. xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng.
Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trẽn lĩnh vực công nghiệp nặng, tư bản Pháp tập trung phát triển nganh
luyện kim.
khai mỏ.
c. hoá chất.
D. chế tạo máy.
Thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích
khuếch trương hình ảnh của nền văn minh Pháp.
tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
c. tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.
D. phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dàn Pháp đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam nét mới là
sự thống trị của phương thức bóc lột phong kiến.
sự suy yếu của phương thức bóc lột phong kiến.
c. sự du nhập từng bước của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. sự thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Những lực lượng xã hội ra đời trong thời gian khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp gồm
nông dân, công nhân, tư sản.	c. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
nông dân, địa chủ, công nhân.	D. tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.
Một bộ phận, nhỏ của giai cấp địa chủ đã phân hoá theo hướng
giàu lên, trớ thành tay sai của thực dân Pháp.
nghèo đi, bị đê' quốc chèn ép, áp bức.
c. bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.
D. bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
Đội ngũ công nhân Việt Nam có nguồn gốc từ
tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ.	c. tầng lớp tư sản.
giai cấp nông dân.	D. tầng lớp tiếu tư sản.
Trong thời gian khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu
đòi thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.
đòi chính quyền thực dân cho tham gia vào đời sống chính trị. c. đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền dàn chủ rộng rãi.
D. đòi chủ tư bản tăng lưong, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc.
Tư sản Việt Nam có nguổn gốc chủ yếu từ
những người làm trung gian, đại lí, cung ứng nguyên liệu cho Pháp.
tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, c. viên chức nhà nước.
D. địa chủ giàu.
Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây
học sinh, sinh viên.
tiểu thương, tiểu chú. c. nhà báo, nhà giáo...
D. chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất, đại lí cung ứng và tiêu thụ...
Câu 2. Phân tích những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Câu 3. Nguyên nhân và ý nghĩa của những chuyển biến trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.