Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

  • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 1
  • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 2
  • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 3
  • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 4
  • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 5
  • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trang 6
PHONG TRÀO YÊll NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG ở VIỆT NAM TỪĐẦU THÊ' KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THÊ GIỚI THỨNHÂT (1914)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được :
- Nguyên nhân nảy sinh cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới ở đầu thế kỉ XX.
Những nét mới, tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX.
So sánh hai xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
Phan Bôi Châu là người có tư tưởng duy tân, muốn học tập mô hình Nhạt Bản (sau theo mô hình Cách mạng Tân Hợi). Nhưng trước hết theo ông cần phải có độc lập. Độc lập làm cơ sở cho dân chủ, dân quyền.
Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập. Ông tích cực tổ chức lực lượng ở trong nước và tranh thủ sự viện trợ của bên ngoài.
Tháng 5-1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân.
Từ năm 1905 đêh năm 1908, tổ chức phong trào Đông du đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập.
-Từ tháng 8-1908, theo thoả thuận với thực dân Pháp, Chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi nước Nhật. Phong trào Đông du tan rã.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi, tháng 6-1912, tại Quảng Châu Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
Hội cử người về nước trừ khử những tên thực dân và tay sai đầu sỏ, đã khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bắt.
Mục 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
Trong khi Phan Bội Châu chủ trương bạo động thì Phan Châu Trinh chủ trương cải cách xã hội, cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền với phương châm " tự lực khai hoá".
Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,... mở cuộc vân động Duy tân ở Trung Kì. Hình thức hoạt động : mở trường dạy học, diẻn thuyết về các vấn đề văn hoá xã hội, cổ vũ theo cái mới : cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp,...
Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì. Thực dân Pháp đàn áp, dập tắt phong trào. Phan Châu Trinh cùng nhiều đồng chí khác của ông bị bắt.
Mục 3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
* Đông Kinh nghĩa thục
-Đông Kinh nghĩa thục là một trường học kiểu mới, phối hợp hành động với phong trào Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo và phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng.
Hiệu trưởng là Lương Văn Can. Nội dung hoạt động : dạy chữ quốc ngữ và những môn khoa học thực dụng, chống hủ nho, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ, truyền bá học thuật và nếp sống văn minh tiến bộ,...
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi diễn thuyết, bình vàn ; xuất bản sách báo, vận động kinh doanh thực nghiệp, phát triển kinh tế dân tộc. Đông Kinh nghĩa thục vươn ra ngoài xã hội trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.
Tháng 11-1907, Pháp đóng cửa trường, hầu hết giáo viên bị bất.
Ví/ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội
Nguyên nhân là do bị cư xử bạc đãi, bị đẩy ra chiến trường chết thay cho binh lính Pháp,...
Được giác ngộ bởi các sĩ phu và quần chúng yêu nước .
-Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội do binh lính người Việt kết hợp với nghĩa quân Yên Thế thực hiện, chủ trương diễn ra vào tối 27-6-1908. Hơn 200 sĩ quan và binh sĩ Pháp trúng độc.
Thực dân Pháp kịp thời can thiệp, ngăn chặn và thẳng tay đàn áp.
Mặc dù thất bại, song đã thể hiện ý thức dân tộc và khả năng tham gia vào cuộc đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Những hoạt động cuối cùng của nghĩa cpuin Yên Thế
Cùng với việc đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang đến gần, phát hiện có sự liên quan với vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp chủ trương mở cuộc tấn công quy mô, tiêu diệt bằng được khởi nghĩa Yên Thế.
Tháng 1-1909, quân Pháp tấn công căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân phải di chuyển liên tục qua nhiều tỉnh.
Tháng 2-1913, Hoàng Hoa Thám bị giết hại. Khởi nghĩa Yên Thê' chấm dứt.
Cách học
Đối với mục 1 và mục 2, HS nên lập bảng so sánh hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo những gợi ý dưới đày :
Nội dung so sánh
Khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Cháu
Khuynh hướng cứu nước của Phan Châu Trinh
Khuynh hướng
Chủ trương
Phương pháp cách mạng
Hoạt động chú yếu
Kết quá
- ơ mục 3, HS có thể lập bảng thống kê kiến thức rồi rút ra nhận xét như dưới đây :
Nội dung
Đóng Kinh nghĩa thục
Vụ đầu độc binh lính Pháp
Khởi nghĩa nòng
dán Yên Thê
Thời gian
Địa bàn
Nhân vật
Người khởi xưóng
Lực lưọng tham gia
Hình thức hoạt động
Kết quà
Ý nghĩa
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Hội Duy tân . tổ chức chính trị theo khuynh hướng dãn chú tư sản do Phan Bội Châu và một sô' đồng chí lập ra nãm 1904, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc và thiết lập một thể chê quân chủ lập hiến ờ Việt Nam.
-Đông du (phong trào) : phong trào đưa thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc sau này (nước Nhật ờ phía đông Việt Nam, nên gọi là Đông du). Đây là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sán do Phan Bội Châu và Hội Duy tân cúa ông khới xướng, diễn ra từ 1905 đến 1908 và đã đưa được gần 200 thanh niên ưu tú của cả ba miền Bác, Trung, Nam sang Nhật Bán du học.
-Trục xuất : việc một cơ quan có thẩm quyền cùa quốc gia tuyên bố yêu cầu người nước ngoài hay người không có quốc tịch phải rời khỏi lãnh thổ nước sở tại. Năm 1908, chính phủ Nhạt và Pháp cãu kết với nhau, trục xuất Phan Bội Chãu cùng tất cả các thanh niên yêu nước Việt Nam đang học tập ở Nhật khiến phong trào Đông du của ông bị thất bại.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dàn tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cánh :
* Trong nước :
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay dổi. Quan hệ sán xuất tư bản chú nghĩa du nhập vào Việt
Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến. Bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra đời như công nhân, tư sản, tiểu tư sận với những hệ tư tưởng mới.
Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến.
Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.
* Thế giới, khu vực :
Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.
Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: dân chủ tư sản
Câu 2. Sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thê' kỉ XX (về chù trương và phương pháp).
Nội dung
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Giống nhau
Cả hai ông đều xuất phát từ tinh thần yêu nước,- chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chú tư sản.
Chủ trương ra nước ngoài học tập kinh nghiệm về rồi làm cách mạng ở Việt Nam
Khác nhau
Chủ trương : vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt
Nam.
Biện pháp : bạo động vũ trang.
Chủ trương : đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, vãn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước.
Biện pháp : cải cách.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Phan Bội Chau ban đầu chủ trương sau khi đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập sẽ lập ra chế độ
quân chủ chuyên chế.	c.	cộng hoà tư sản.
quân chủ lập hiến.	D.	dàn chủ nhân dân.
Tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu sáng lập tại Quảng Nam tháng 5-1904 là
Hội Duy tân.	c.	Việt Nam Quang phục hội.
Đông Kinh nghĩa thục.	D.	Hội Đông du.
Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại
A. Trung Quốc.	B. Nhật Bản.	c. Pháp.	D. Mĩ.
Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương thành lập thế chế nhà nước
quân chủ chuyên chế.	c. cộng hoà tư sản.
quân chủ lập hiến.	D. dân chủ nhân dân.
Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương đánh Pháp bằng phương pháp
đấu tranh vũ trang.	c.	đấu tranh	nghị trường.
đấu tranh chính trị.	D.	bạo động	và ám sát	cá nhân.
Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp
bạo động và ám sát cá nhân.	c.	đấu tranh	chính trị.
cải cách kinh tế - xã hội.	D.	đấu tranh	vũ trang.
Cuộc vân động Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng ở Trung Kì nhằm vào
chế độ phong kiến hủ bại.
đế quốc thực dân Pháp.
c. cả chế độ phong kiến và đế quốc thực dân Pháp.
D. những tập tục xã hội lạc hâu.
Cuộc vân động Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng đã có tác động tích cực đến
phong trào Đông du.	c. phong trào chống thuế ở Trung Kì.
khởi nghĩa nông dân Yên Thế.	D. vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội.
Trung tâm của cuộc vận động Duy tân ở Bắc Kì vào đầu thế kỉ XX là
Đông Kinh nghĩa thục.	c. khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
phong trào Đông du.	D. vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội.
Lực lượng tiến hành vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội nãm 1908 là
binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp.
nghĩa quân Yên Thế.
c. các sĩ phu yêu nước tiến bộ.
D. binh lính người Việt yêu nước ở Hà Nội kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.
Câu 2. Trình bày các phong trào yêu nước chống Pháp theo xu hướng bạo động đầu
thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao những phong trào ấy thất bại ?
Câu 3. Sự khác biệt của cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX so với phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.