Giải Lịch Sử lớp 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
NHŨNG THÀNH TựJ VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Biết được những thành tựu văn hoá tiêu biểu (văn học, nghệ thuật, tư tưởng...) mà con người đã đạt được trong thời kì cận đại (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) và những tác động, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển xã hội. Kiến thức cơ bản Mục 1. Sự phát triển của nền vãn hoá trong buổi đầu thời cận đại vể văn học có La Phông-ten (1621 - 1695), nhà ngụ ngôn, nhà văn cổ điển ; Coóc- nây (1606 - 1684), đạị biểu của nền bi kịch cổ điển ; Mô-li-e (1622 - 1673),... Đây là những nhà văn nổi tiếng của nước Pháp. Về âm nhạc có Bét-tô-ven, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức ; Mô-da (1756 - 1791), nhạc sĩ vĩ đại người Áo,... Về hội hoạ có Rem-bran (1606 - 1669), hoạ sĩ nổi tiếng người Hà Lan. Về tư tưởng với các nhà Triết học ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII như : Mông-te-xki- ơ, Rút-xô, Vôn-te. Mục 2. Thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Về văn học : Tiêu biểu là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch người Pháp Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) với tác phẩm Những người khốn khổ; Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) nhà văn Nga với tác phẩm Chiến tranh và hoà hình, An-na Ka-rê-ni-na..., Mác Tuên (1835 - 1910) nhà văn lớn người Mĩ..., Ban-dắc (Pháp), An-đéc-xen (Đan Mạch), Pu-skin (Nga), Giắc London (Mĩ), Lỗ Tán (Trung Quốc), Hô-xê Ri-dan (Phi-líp-pin), Hô-xê Mác-ti (Cu-ba). Về nghệ thuật : Các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc rất phát triển với các hoạ sĩ nổi tiếng như : Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), Lê-vi- tan (Nga); nhạc sĩ như Trai-cốp-xki (Nga)... Mục 3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng : + Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Trong hoàn cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội mới, không có tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. + Nổi tiếng nhất là các nhà tư tưởng như : Xanh Xi-mông (1760 - 1825), Phu-ri-ê (1772- 1837) ở Pháp và Ô-oen(1771 - 1858) ở Anh. + Đó là những nhà xã hội không tưởng, vì tư tưởng của họ không thể thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển. Triết học Đức : + Hê-ghen và Phoi-ơ-bách là những nhà triết học nổi tiếng của Đức. + Hê-ghen là nhà triết học duy tâm khách quan. + Phoi-ơ-bách tuy đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật, nhưng siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo. Chủ nghĩa xã hội khoa học : + Cùng với sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản, phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ. + Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển những thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ đầu thế kỉ XIX. + Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, thực tiền đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới, từ đó hình thành hệ thống lí luận mới, vừa cách mạng vừa khoa học. + Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm ba bộ phận chính : triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. + Chủ nghĩa Mác - Lênin là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản và mở ra một kỉ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn). Cách học Mục l và 2. - Lập bảng hệ thống về những thành tựu văn hoá thời cận đại theo gợi ý sau : Thời kì Lĩnh vực Tác giả Thành tựu - tác phẩm tiêu biểu Đầu thời cận đại Đầu thê' ki XIX - đàu thê' kỉ XX Ớ mỗi mục, hãy tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn hoá, sự phát triển của chú nghĩa tư bản. Hoàn cảnh này có ảnh hưởng gì và được phản ánh như thế nào trong các tác phẩm đương thời . Trên cơ sở dó, rút ra cái mới, cái tiến bộ của nền văn hoá cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX so với thời kì đầu cân đại. Đánh giá sự đóng góp cua các tác phẩm điển hình nhất đối với sự phát triển của nền văn hoá nói chung và thời kì cận đại nói riêng. Mục 3. Cần làm rõ những vấn đề sau : Cuối thế kỉ XIX- đầu thê' kỉ XX, chủ nghĩa tư bẳn chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Điều đó đã tác động như thê' nào đến một sô' nhà tư tưỏng tiến bộ đương thời. Loài người đã đạt được những tiến bộ về mật tư tưởng trên những lĩnh vực nào. So sánh để nêu được những điểm giống và khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học cũng như sự đóng góp quan trọng của chủ nghĩa Mác đối với sự phát triển của xã hội. Một số khái niệm, thuật ngữ Chít nghĩa xã hội không tưởng : học thuyết xây dựng một xã hội chủ nghĩa trong chế độ tư bản, do Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và O-oen sáng lập ở đầu thè' kỉ XIX. Các nhà xã hội không tưởng đã tố cáo sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản, mơ ước xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng trong tương lai nhưng họ không đề ra được con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng người lao động. Những biện pháp tuyên truyền, cổ động mà họ đưa ra trên thực tế là điều không tưởng, chế độ tư bản vẫn tồn tại. — Chit nghĩa xã hội khoa học : học thuyết do Mác và Ăng-ghen sáng lập, nói về sự phát triển của xã hội, về những quy luật chung, con đường và hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản, về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội mới tiến lên chê' độ cộng sản chủ nghĩa. Kinh tê'chính trị học tư sản cổ điển : khuynh hướng tiến bộ trong sự phát triển của tư tưởng kinh tế tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh với chế độ phong kiến. Tuy có những hạn chế, nhung đóng góp quan trọng nhất của học thuyết này là đã phát hiện ra lí luận giá trị lao động. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VẢ BÀI TẬP TRONG SGK Câu hỏi. Nhũng hiểu biết của em về chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học : Dựa trên các ý sau : hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và vai trò, ý nghĩa của học thuyết. Hoàn cảnh ra đời : + Của chủ nghĩa xã hội không tưởng : chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề, đời sống đói khổ. + Của chủ nghĩa xã hội khoa học : chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chuyển sang giai đoạn đế quớc chủ nghĩa ; nhân dân lao động bị bóc lột nậng nề, đời sống đói khổ ; phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ ; loài người đạt được nhũng thành tựu quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Hoàn cảnh trên có tác động như thế nào đến tư tưởng của các nhà xã hội không tưởng và cơ sở khoa học về sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là gì ? Nội dung : xem phần thuật ngữ, khái niệm. Vai trò, ý nghĩa + Chủ nghĩa xã hội không tưởng : xây dựng một mô hình xã hội mới, tốt đẹp trong tương lai ; là cơ sở để sau này Mác, Ăng-ghen nghiên cứu và xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học. + Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học : là một học thuyết vừa mang tính cách mạng, vừa khoa học nêu ra sự phát triển tất yếu của xã hội phù hợp với nhũng quy luật khách quan ; trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luân đúng đắn trong cuộc đấu tranh chớrtg áp bức, bóc lột, tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản ; mở ra kỉ nguyên mới cho sự phát triển của các khoa học. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là A. Coóc-nây. B. La Phông-ten. c. Mô-li-e. D. Vích-to Huy-gô. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với các bản giao hưởng sô' 3, số 5 và sô' 9 là A. Mô-da. B. Bét-tô-ven. c. Só-panh. D. Trai-cô'p-xki. Là bậc thiên tài, đại diện xuất sắc cho trào lưu Triết học ánh sáng thế kỉ xvn - XVIII, có nhiều đóng góp cho các lĩnh vực văn học, triết học, sử học, vật lí học là Mông-te-xki-ơ (1689 - 1775). c. Rút-xô (1712 - 1778). Vôn-te (1694 - 1778). D. Xanh Xi-mông. Vừa là nhà thơ, nhà văn, thầy thuốc vừa là người có tư tưởng dân chủ, khởi xướng cho xu hướng cải cách ở Phi-líp-pin là An-đéc-xen. c. Hô-xê Ri-dan. Ra-bin-đra-nát Ta-go. D. Mô-pát-xăng. Hô-xê Mác-ti là đại diện tiêu biểu cho đất nước Cu-ba và khu vực Mĩ Latinh trong lĩnh vực A. văn học. B. âm nhạc. c. tư tưởng. D. hội hoạ. Tác giả của bức tranh "Tháng ba", "Mùa thu vàng" nổi tiếng là A. Lê-vi-tan. B. Phu-gi-ta. c. Van Gớc. D. Pi-cát-xô. Nhà văn Nga nổi tiếng với các tác phẩm được Lê-nin đánh giá như "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" là A. Lô-mô-nô-xô'p. B. M.Goóc-ki. c. Lép Tôn-xtôi. D. Sê-khốp. Trong 4 nhà văn nổi tiếng thời cận đại sau đây, có 3 nhà văn là đại biểu đại diện cho tiếng nói của nhân dân các dân tộc bị áp bức. Hãy chỉ ra một nhà vãn không thuộc nhóm đó. A. Hô-xê Mác-ti.' B. Mác Tuên. c. Ta-go. D. Lỗ Tẫh. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn được củng cố và phát triển mạnh mẽ. mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và phong kiến trở thành mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội. c. giai cấp địa chủ phong kiến ra sức bóc lột đối với nông dân. D. giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng và chiều sâu. các nước tư bản châu Âu đã hoàn thành các cuộc cách mạng công nghiệp, c. mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản, phong kiến ngày càng gay gắt hơn. D. con người chưa lí giải được sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Câu 2, Hoàn cảnh lịch sử có tác động như thế nào đến sự phát triển của nền vãn hoá thời kì cân đại ? Câu 3. Hãy ghép hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung lịch sử. Học thuyết Nội dung Chủ nghĩa xã hội không tưởng Chủ nghĩa xã hội khoa học (phản ánh qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) khẳng định sứ mệnh cùa giai cấp công nhân. phê phán xã hội đưong thời bao gồm cả giai cấp phong kiến và tư sản mới lén. vạch ra phương pháp đấu tranh là bạo lực cách mạng. chí rõ giai cấp tư sán là đối tượng của cách mạng. khẳng định động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. đề cao giá trị nhân đạo. khẳng định tư tưởng cách mạng không ngừng. đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu 4. Tư tưởng triết học của Hê-ghen và Phoi-ơ-bách có ảnh hưởng như thế nào đối với chủ nghĩa Mác ? Những hạn ché' trong tư tưởng của các ông là gì ? Câu 5. Hãy trình bày những hiểu biết về Ri-các-đô (1772 - 1823) và những đóng góp của ông cho ngành kinh tê' chính trị học. Câu 6. Nêu sự khác nhau càn bản giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.