Giải Hóa 10: Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 1
  • Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 2
BÀI 10.	Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK TRANG 51
Câu 1. Ta viết cấu hình electron của các nguyên tố:
X (Z = 6): Is2 2s2 2p2: X thuộc nhóm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
A (Z = 7): Is2 2s2 2p3: A thuộc nhóm VA vì có 5 electron ỏ' lớp ngoài cùng.
M (Z = 20): Is2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2: M thuộc nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Q (Z = 19): Is2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1: Q thuộc nhóm IA vì có 1
electron ở lớp ngoài cùng.	Chọn D
Câu 2. Dựa vào cấu hình electron của các nguyên tố X, A, M, Q ở câu (1), ta suy ra kết quả.	Chọn B
Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tô" X (Z = 16) là:ls2 2s2 2p6 3s2 3p4
X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
X thuộc nhóm VIA vì có 6 electron ỏ' lớp ngoài cùng.
Chọn c
Câu 4. a) Mg: ls2 2s2 2p6 3s2.
Mg có 2e ỏ' lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là 2. MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.
Na: Is2 2s2 2p6 3s1; Mg: ls2 2s2 2p6 3s2; Al: ls2 2s2 2p6 3s2 3p\
Cả 3 nguyên tố đều thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
e Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.
Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.
Tính bazơ giảm theo chiều NaOH, Mg(OH)2, A1(OH)3.
Câu 5. a) Br (Z = 35): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d104s24p5.
Brom thuộc nhóm VILA, chu kì 4, có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là (2, 8, 18, 7).
Brom có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính phi kim.
Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là 7 và có công thức là Br2O7
Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là 1 và có công thức la HBr.
b) Tính phi kim giảm dần theo chiều từ Cl, Br, I.
Câu 6. a) Fr là nguyên tô' kim loại mạnh nhất. F là nguyên tô' phi kim mạnh nhất.
Các nguyên tô' kim loại được phân bô' ở khu vực bên trái đường dích dắc trong bảng tuần hoàn.
Các nguyên tô' phi kim được phân bô' ở khu vực bên phải đường dích dắc trong bảng tuần hoàn.
Nhóm IA gồm hầu hết là những nguyên tô' kim loại điển hình.
Nhóm VIIA gồm hầu hết những nguyên tô' phi kim điển hình.
Các nguyên tô' khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA của bảng tuần hoàn.
Câu 7. Nguyên tô' atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm V1IA nên có 85 electron phân bổ thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7 electron nên thể hiện tính phi kim.
At ở cuối nhóm VIIA nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.