Giải Hóa 10: Bài 31. Tốc độ phản ứng hóa học

  • Bài 31. Tốc độ phản ứng hóa học trang 1
  • Bài 31. Tốc độ phản ứng hóa học trang 2
CHƯƠNG VII: Tốc ĐỘ PHÂN ỨNG
VÀ CÂN BẰNG IIÓA HỌC
BÀI 31. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐEN Tốc ĐỘ PHẢN ỨNG
Ảnh hưởng của nồng độ
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Ảnh hưởng của áp suất
Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Khi tăng diện tích bể mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Ý NGHĨA THỰC TIEN của Tốc ĐỘ PHẢN ỨNG
Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo nhiệt độ hàn cao hơn. Nấu thực phẩm trong nồi áp suíít chóng chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK TRANG 153-154
Câu 1. Chọn c
Câu 2. Một số phản ứng nhanh và phản ứng chậm quan sát được trong thực tế là:
+ Phản ứng nhanh:
— Phản ứng cháy của C2H2 trong đèn xì QXĨ - axetilen.
C2H2 + 102 —!—> 2CO2 + H2O 2
- Phản ứng giữa hai dung dịch AgNO3 và NaCl.
AgNOs + NaCl -> AgClị + NaNOs
+ Phản ứng chậm:
Sắt phản ứng với oxi trong không khí ẩm:
4Fe + 3O2 -» 2Fe2O3
Hiện tượng lên men rượu:
C6H12O6 —!ênmen > 2C2H5OH + 2CO2f (glucôzơ)
Câu 3.
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi tăng diện tích bề mặt, tốc độ phản ứng tăng.
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.
Câu 4.
Không khí nén có nồng độ oxi cao hơn trong không khí thường nên tốc độ phản ứng tăng. Dùng không khí đã nóng sẵn từ trước, thổi vào lò cao, sẽ làm cho toàn bộ nguyên vật liệu trong lò được sấy nóng lên, đến khi than cốc trong lò cháy tỏa nhiệt sẽ làm cho nhiệt độ trong lò cao hơn nữa, tiết kiệm nhiên liệu, rút ngắn thời gian luyện gang.
Tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng.
Tăng diện tích bề mặt chất rắn đế tăng tốc độ phản ứng.
Câu 5. Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H9SO4 4M ở nhiệt độ thường xảy ra phản ứng sau:
Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2t
Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột: Tốc độ phản ứng tăng vì đã tăng diện tích tiếp xúc.
Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M: tốc độ phản ứng giảm do giảm nồng độ.
Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50°C): Tốc độ
phản ứng tăng.
Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M gấp đôi: Tốc độ phản ứng không thay đổi vì nồng độ chất phản ứng không đôi.