Giải Lịch Sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

  • Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay trang 1
  • Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay trang 2
  • Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay trang 3
BÀI	tổng kết lịch Sử thế giới
13	TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LỊCH sử THẾ GIỚI
Câu hỏi: Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn lịch sử thế giới tù sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là gì?
Trả lời câu hỏi
Đặc điểm chủ yếu hầu như bao trùm cả giai đoạn lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 đó là:
Thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đo hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Quan hệ giữa hai siêu cường luôn ở trong tình trạng đối đầu, “chiến tranh lạnh” căng thẳng, quyết liệt. Trong giai đoạn này, mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng, dân chủ tiến bộ là hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Câu hỏi: Nêu những nội dung chủ yếu của giai đoạn lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Trả lời câu hỏi
Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thông thế giới và trong nhiều thập niên của nửa sau thế kĩ XX đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế, có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình phát triển của thế giới. Nhưng vì phạm phải một số sai lầm, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc và phản động, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã làm sụp đổ hệ thông thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cùng với chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) và hơn 100 quốc gia độc lập đã ra đời. Ngày nay, các nước Á - Phi - Mĩ La-tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Sau khi giành độc lập, nhiều nước Á - Phi - Mĩ La-tinh đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội như Trung Quốc, An Độ và các nước ASEAN...
Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, đặc biệt là Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất với mưu đồ làm bá chủ thế giới. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), nay là Liên minh châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Trật tự thế giới hai cực được hình thành do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe và trong tình trạng đối đầu căng thẳng với đỉnh cao là “chiến tranh lạnh”. Năm 1989, “chiến tranh lạnh” chấm dứt và thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và đối thoại.
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được những thành tựu kì diệu, trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng sông của con người.
II. CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY Câu hỏi: Hãy cho biết các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Trả lời câu hỏi
Xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
Một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo chiều hướng đa cực với nhiều trung tâm.
Quan hệ giữa các cường quốc phát triển theo chiều hướng hòa hoãn, thỏa hiệp.
Do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, các quốc gia đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ quốc tế để cùng hợp tác phát triển.
Tuy xu hướng chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra xung đột quân sự, nội chiến kéo dài do những mâu thuẫn về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ. ở nhiều trước, tình hình lại càng nghiêm trọng với những nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và li khai.
Câu hỏi: Tại sao lại nói: “Hoà bình, Ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Trả lời câu hỏi
“Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đốì với các dân tộc vì:
Từ sau “chiến tranh lạnh”, xu hướng chung của thế giới là hoà bình, ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Các nước đang phát triển có điều kiện tiếp thu những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật thế giới, khai thác các nguồn vôn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các dân tộc vì hầu hết các nước đang phát triển đều từ điểm xuât phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vôn vay nợ, việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tô" truyền thống và hiện đại... đòi hỏi các nước đang phát triển phải có những bước đi thích hợp, kịp thời để hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm.
Câu hỏi: Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp gì để xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế chung hiện nay?
Trả lời câu hỏỉ
Trong xu thế chung hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp để xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với xu thế chung:
Tập trung sức phát triển kinh tế với đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Tích cực mở cửa, hội nhập thế giới. Nước ta đã có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhiều nước, nhất là với hầu hết các cường quốc như Mĩ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản...
Tham gia các tổ chức, các liên minh chính trị, kinh tế khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức ASEAN, WTO...
Hết sức coi trọng hoà bình và ổn định của đâ"t nước cũng như cộng đồng thế giới, lên án chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng như mọi hành động đe doạ, xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia.