Giải Lịch Sử 9 Bài 7: Các nước Mĩ La -tinh

  • Bài 7: Các nước Mĩ La -tinh trang 1
  • Bài 7: Các nước Mĩ La -tinh trang 2
  • Bài 7: Các nước Mĩ La -tinh trang 3
  • Bài 7: Các nước Mĩ La -tinh trang 4
  • Bài 7: Các nước Mĩ La -tinh trang 5
BAI
7
CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH
NHỮNG NÉT CHUNG	
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian giành độc lập của các
nước Mĩ La-tinh, châu Phỉ và châu Áĩ
Trả lời câu hỏi
Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX như: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pê-ru...
Câu hỏi: Em hãy cho biết, Mĩ La-tinh bao gồm khu vực nào? Vì sao gọi là Mĩ La-tinh?
Trả lời câu hỏi
Mĩ La-tinh chiếm một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm toàn bộ khu vực Trung-Nam Mĩ và những đảo lớn nhỏ ở vùng biển Ca-ri-bê, diện tích 20 triệu km2, dân số 500 triệu người (năm 1999).
Đến cuối thế kỉ XVIII, trừ vài bộ phận nhỏ, tất cả Trung Mĩ cùng Nam Mĩ đều là thuộc địa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vì ảnh hưởng của ách nô dịch lâu dài của chế độ thực dân, nên đa số các dân tộc ở Mĩ La-tinh đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, một số’ nơi nói tiếng Pháp... là những ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ La-tinh. Do vậy, lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên chung là Mĩ La-tinh.
Câu hỏi: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Mĩ La-tinh có nét gì nổi bật?
Trả lời câu hỏi
Những thập niên đầu của thế kỉ XIX, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhưng ngay sau đó, một số nước ở lục địa này lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “Sân sau” của đế quốc Mĩ.
Câu hỏi: Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tỉnh từ sau năm 1945.
Trả lời câu hỏi
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “Sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.
Mở đầu là cách mạng Cu-ba thành công (1955) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những nãm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “lục địa núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Thời kì này nổi bật là những sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cô' độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào gỉảỉ phóng dân tộc của Mĩ La-tỉnh so với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phỉ?
Trả lời câu hỏi
Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh là đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ còn phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi là chốhg đế quốc tay sai, giành độc lập tự do, thành lập nhà nước độc lập.
Câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Đại lục núi lửa”. Em hãy cho biết vì sao lại có tên gọi như thế?
Trả lời câu hỏi
Cơn bão cách mạng làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước Mĩ
La-tinh từ chỗ bị rơi vào vòng nô lệ, bị lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mĩ. Từ khi phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, các nước Mĩ La-tinh thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.
CU BA - HÒN ĐẢO ANH HÙNG	
Câu hỏi; Cuộc cách mạng Cu Ba diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Trả lời câu hỏi
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mì, tháng 3-1952,
Tướng Ba-ti-xta đã xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, câm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam nhiều người yêu nước.
Không cam chịu sự thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền, mở đầu là cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa vào ngày 26-7-1953, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô.
Câu hỏi: Em giới thiệu vài nét về lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô.
Trả lời câu hỏi
Phi-đen Ca-xtơ-rô là một luật sư trẻ tuổi có văn phòng luật La-ha-ba-na có tinh thần cách mạng cao. Vì thế ông không làm luật sự mà tham gia hoạt động cách mạng. Căm phẫn chế độ độc tài, ông đã tập hợp 135 nam nữ thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953).
Câu hỏi: Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba?
Trả lời câu hỏi
Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba vì đây là một cuộc đấu tranh vũ trang. Từ sau cuộc tấn công đó, cách mạng Cu Ba chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, đầy lòng nhiệt tình và kiên cường.
Câu hỏi: Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Ba-tỉ-xta của nhân dân Cu Ba diễn ra như thế nào?
Trả lời câu hỏi
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã giúp tướng Ba-ti-xta làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ngày 10/3/1952.
+ Sau khi cầm quyền, Ba-ti-xta đã giải tán Quốc hội, xóa bỏ Hiến pháp năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, chỉ trong 6 năm cầm quyền, Ba-ti-xta đã tàn sát 20 000 chiến sĩ yêu nước và cầm tù hàng chục vạn người.
+ Trước sự khủng bô' của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đứng lên đấu tranh mà tiêu biểu là cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa ngày 26/7/1953 dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô. Cuộc tấn công tuy thất bại nhưng có ý nghĩa rất lớn, cũng từ đó phong trào cách mạng 26/7 ra đời...
+ Ngày 25/11/1956, Phi-đen cùng 81 đồng chí trên con tàu Gran-ma đã trở về giải phóng Tổ quốc. Vừa đặt chân lên đất liền bị quân đội Ba-ti-xta bao vây và tấn công. Phần lớn các chiến sĩ hi sinh, chỉ còn 12 chiến sĩ trong đó có Phi-đen. Ông quyết định rút về vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra...
+ Từ 1957-1958: Lực lượng cách mạng đã phá tan nhiều cuộc tàn quét của Ba-ti-xta, loại khỏi vòng chiến đấu 1000 tên, bắt sống 443 tên.
+ Ngày 30/12/1958, Ba-ti-xta bỏ chạy ra nước ngoài; Ngày 1/1/1959, quân cách mạng đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.
+ Tháng 4/1961, sau chiến thắng Hi-rôn, Cu Ba tuyên bô' tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Năm 1965, Đảng Cộng sản Cu Ba ra đời nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, công cuộc xây dựng CNXH đã giành được nhiều thành tựu to lớn. Hiện do nay chính sách bao vây cấm vận của Mĩ, Cu Ba đang gặp nhiều khó khăn song Cu Ba vẫn kiên định con đường CNXH.
Câu hỏi: Cách mạng Cu Ba thành công có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
Làm thất bại âm mưu của Mĩ trong việc chinh phục Cu Ba.
Cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước trong khu vực.
Xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
Câu hỏi: Những khó khăn của nhân dân Cu Ba từ 1959 đến nay. Trả lời câu hỏi
Từ 1959 đế quốc Mĩ luôn tìm cách chống phá cách mạng Cu Ba, bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, tìm mọi cách để lật đổ Cu Ba với những âm mưu đen tối: Những vụ tổ chức ám sát Phi-đen Cat-xtơ-rô, gây chiến tranh tâm lí nói xấu Cu Ba, gây đảo chính.
Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba đã trải qua một thời kì đặc biệt khó khăn về kinh tế, mất thị trường và nguồn viện trợ to lớn.
Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em với mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Cu Ba với nhân dân Việt Nam.
Trả lời câu hỏi
Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Phi-đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.
Phi-đen và nhân dân Cu Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam “vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu”.
Cu Ba đã cử các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
Sau 1975, Cu Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình).