Giải Lịch Sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 1
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 2
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 3
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 4
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 5
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 6
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 7
  • Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 8
CHƯƠNG 4.
VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
BÀI	CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DựNG
24 CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Câu hỏi: Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta có những thuận lợi cơ bản gì và đứng trước những khó khăn nào?
Trả lời câu hỏi
Thuận lợi
Nước ta đã giành được độc lập và chính quyền, nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Liên Xô và các lực lượng dân chủ đã chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, luôn cổ vũ và ủng hộ nhân dân ta.
Khó khăn
Khó khăn khách quan: Kẻ thù đông và mạnh
+ Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nang) trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch cùng bọn tay sai phản động: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) kéo vào nước ta với âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh đã mở đường cho thực dân
Pháp quay trở lại xâm lược. Lợi dụng tình hình trên, các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam như Đại Việt, Tờ-rốt-kít, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, ra sức chống phá cách mạng.
+ Trên cả nước còn có 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp đã theo lệnh đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
- Khó khăn chủ quan:
+ Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.
+ Kinh tế lạc hậu, sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt. Nạn đói mới lại đang đe doạ nghiêm trọng đời sống nhân dân.
+ Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng.
+ Hơn 90% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... tràn lan.
Câu hỏi: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Trả lời câu hỏi
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì cùng một lúc phải đương đầu chông lại ba kẻ thù là “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm.
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DựNG CHẾ ĐỘ MỚI
Câu hỏi: Hãy cho biết công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải làm là gì?
Trả lời câu hỏi
Công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải làm là xây dựng chính quyền nhà nước vũng mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu hỏi: Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm gì?
Trả lời câu hỏi
Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh, thì công việc đầu tiên phải tiến hành là tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên phải tham gia bầu cử những người đại diện tiêu biểu vào các cơ quan nhà nước ở Trung ương (Quốc hội) và ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp).
Câu hỏi: Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh, Đảng và Chính phủ đã tiến hành biện pháp gì?
Trả lời câu hỏi
Ngày 8-9-1945, Chính phủ Lâm thời công bô" lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước. Ngày 6-1-1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đã đi bầu cử Quốc hội.
Sau bầu cử Quốc hội, khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Uỷ ban hành chính các cấp được thành lập, thay cho các Uỷ ban nhân dân. Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố và kiện toàn.
Câu hỏi: Hãy nêu kết quả của cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước ngày 6-1-1946.
Trả lời câu hỏi
333 đại biểu trong cả nước được bầu vào Quốc hội.
Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên ở Hà Nội lập ra Ban Dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
DIỆT GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT VÀ GIẢI QUYET khó khăn VỀ TÀI CHÍNH
Câu hỏi: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng sau Cách mạng tháng Tám là gì?
Trả lời câu hỏi
Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng sau Cách mạng tháng
Tám là giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
Câu hỏi: Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những bỉện pháp gì để giải quyết nạn đóỉ? Kết quả?
Trả lời câu hỏi
Biện pháp trước mắt là lập các hũ gạo cứu đói và không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói.
Biện pháp lâu dài:
+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khai hoang, phục hoá.
+ Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân
nghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.
+ Giảm tô, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác.
Kết quả: Nạn đói đã được đẩy lùi.
Câu hỏi: Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứa ra những biện pháp gì để giải quyết nạn dốt? Kết quả1?
Trả lời câu hỏi
Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan
Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.
Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tĩnh thần dân tộc và dân chủ.
Câu hỏi: Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp gì để giải quyết khó khăn về tài chính? Kết quả? Trả lời câu hỏi
Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyên đóng góp của nhân dân.
Xây dựng “Quỹ độc lập” và phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
Đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng, bạc. Ngày
23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Câu hỏi: Những kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói, nan dốt và khó khăn về tài chính có ỷ nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi
Kết quả đạt được trong việc giải quyết nan đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính nói lên rằng nhân dân ta đã vượt qua những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường sức mạnh của chính quyền nhà nước, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chông thù trong giặc ngoài.
Kết quả đạt được tuy không lớn nhưng thể hiện được bản chất cách mạng, tính chất uì’ việc của chế độ mới, nó có tác dụng cổ vũ động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ độc lập tự do vừa giành được.
Đây còn là sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho toàn dân ta tiến tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
rv. NHÂN DÂN NAM BỘ KHÁNG CHIÊN CHÔNG THựC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC
Câu hỏi: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp?
Trả lời câu hỏi
Sự kiện mở đầu' cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ Thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Câu hỏi: Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thê nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
Trả lời câu hỏi
Nhân dân miền Nam đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược ngay từ đầu bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí, triệt nguồn tiếp tế của địch trong thành phô", tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên khắp đường phô". Mở đầu là cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhân dân miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương chi viện sức người, sức của cho quân dân miền Nam chiến đấu, đồng thời tích cực chuẩn bị đô"i phó với âm mưu của Pháp muôn mở rộng chiến tranh ra cả nước.
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng bộ Nam Bộ kháng chiến.
ĐẤU TRANH CHốNG QUÂN TƯỞNG VÀ BỌN PHẢN CÁCH MẠNG
Câu hỏi: Ảm mưu của quân Tưởng và bè lủ tay sai khỉ kéo quân vào miền Bắc nước ta là gì?
Trả lời câu hỏi
Quân Tưởng đã sử dụng bọn Việt Quô"c, Việt Cách để phá ta từ bên trong, chúng đòi ta đáp ứng nhiều yêu sách kinh tê", chính trị như buộc ta phải cải tổ Chính phủ, gạt những đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ lâm thời, đòi cho chúng một sô' ghê' trong Quốc hội...
Câu hỏi: Chủ trương đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai ở miền Bắc như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Ta thực hiện chủ trương mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc chiến lược đốì với quân Tưởng và tay sai. Cụ thể, ta tạm thời hoà hoãn nhân nhượng chúng một sô" quyền lợi về kinh tê", chính trị nhưng vẫn kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng và giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân.
Câu hỏi: Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai.
Trả lời câu hỏi
Biện pháp đô"i phó của ta đốì với quân Tưởng và bọn tay sai là:
Đồng ý chia cho chúng 70 ghê" trong Quốc hội không qua bầu cử và một sô' ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp chính thức.
Nhân nhượng cho Tưởng một sô" quyền lợi về kinh tế như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền “quan kim” và “quốc tệ”.
Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ những phần tử chống đối lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; lập toà án quân sự để trừng bị bọn phản cách mạng v.v...
HIỆP ĐỊNH Sơ BỘ (ft-3-1946) VÀ TẠM ước VIỆT PHÁP (14-9-1946) Câu hỏi: Tại sao ta chuyển sang hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp? Trả lờỉ câu hỏi
Ta hòa hoãn với Pháp là do Pháp và Tưởng bắt tay câu kết với nhau chống lại ta, kí hiệp ước Hoa- Pháp (28-12-1946), theo đó quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật để quân Tưởng rút về nước.
Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa về nước thì Tưởng sẽ đứng về phía Pháp đánh lại ta. Nhưng nếu hòa hoãn với Pháp thì chẳng những ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta.
Câu hỏi: Ta đã làm gì để thực hiện chủ trương hoà hoãn với Pháp?
Trả lời câu hỏi
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ
(6-3-1946).	
Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
Trả lởi câu hỏi
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri.
Câu hỏi: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thái độ của thực dân Pháp ra sao? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để đối phó với thái độ của chúng?
Trả lời câu hỏi
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Pháp vẫn tăng cường các hoạt động khiêu khích làm cho quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ
Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, vãn hóa ở Việt Nam.
Câu hỏi: Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì?
Trả lời câu hỏi
Mục đích của ta:
Kí Hiệp định Sơ bộ để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc nước ta và tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp sau này.
Kí bản Tạm ước nhằm kéo dài thêm thời gian hoà hoãn để xây dựng và củng cô' lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
Câu hỏi: ý nghĩa của việc kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước ngày 14-9-1946 là gì?
Trả lời câu hỏi
Tuy ta không buộc được Pháp công nhận Việt Nam độc lập, thô'ng nhất có chủ quyền, nhưng ta đã buộc được chúng công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, làm cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
Nhờ hoà hoãn với Pháp mà ta đã phá tan được âm mưu của Pháp trong việc câu kết với Tưởng chống lại cách mạng nước ta, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với chúng, loại được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta.
Kí hiệp định hoà hoãn với Pháp, ta có thêm thời gian hoà bình cần thiết để tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền, mở rộng mặt trận, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài.
Việc kí hiệp định hoà hoãn với Pháp đã chứng tỏ thiện chí hoà bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muô'n có chiến tranh xảy ra, do đó ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.
Câu hỏi: Lập niên biểu sau về những sự kiện chính của thời kì lịch sử từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trả lời câu hỏi
Thời gian
Sự kiện
6-1-1946
Tổng tuyển cử trong cả nước.
29-5-1946
Hội Liên Việt thành lập
8-9-1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ
23-11-1946
Tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước
23-9-1945
Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai
28-2-1946
Hiệp ước Hoa - Pháp
6-3-1946
Ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ
14-9-1946
Ta kí bản Tạm ước với Pháp
Câu hỏi: Sách lược của Đảng và Chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 61311946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Trả lời câu hỏi
- Đứng trước tình thế một lúc phải đôi phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hoá kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, như sau:
+ Trước 6/3/1946, hoà với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.
+ Sau 6/3/1946, hoà với Pháp để đuổi Tưởng nhằm tránh cùng một lúc phải đốì phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu.
+ Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp - Tưởng kí Hiệp ước Hoa - Pháp vào 28/2/1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hoá từ Hải Phòng sang Hoa Nam không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để cùng với Tưởng giải pháp phát xít Nhật.
+ Tình hình đó đã đặt nhân dân ta đứng trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hoà với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hoà với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.