Giải Lịch Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 1
  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 2
  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 3
  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 4
  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 5
  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 6
  • Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) trang 7
BÀI hoàn thành giải phóng miền nam,
30	THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975)
I. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH - LAN CHIẾM”, tạo thế VÀ Lực, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIEN NAM
Câu hỏi: Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn có âm mựụ và thủ đoạn gì?
Trả lờỉ câu hỏi
* Âm mứu và thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri:
- Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp
mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng.	
Câu hỏi: Cuộc chiến dấu của nhân dân miền Nam chống âm miùi
và hành động phá hoại hiệp định Pa-ri của Mĩ và chính quyền Sài Gòn diễn ra như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Trong cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chông âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch vào những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, nhân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc ... nên chúng ta bị mất đất, mất dân trên một số’ địa bàn quan trọng.
Sau khi có Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng (tháng 7-1953), quân dân miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch trong các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm”, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng.
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông - xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh
Phước Long vời 50.000 dân.	
Câu hỏi: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(thảng 7-1973) đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam? Trả lời câu hỏi
Tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 và nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt
trận quân sự, chính trị, ngoại giao.	
Câu hỏi: Sau Hiệp định Pa-rỉ, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Sau hiệp định Pa-ri, Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước, viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyền Sài Gòn giảm một nửa.
về phía ta trong điều kiện hòa bình miền Bắc đẩy mạnh sản xuất xây dựng phát triển kinh tế, quốc phòng để làm hậu phương chi viện sức người sức của cho miền Nam. Ở miền Nam, vùng giải phóng của ta được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tãng cường nguồn lực tại chỗ.
II. GIAI PHÓNG HOÀN TOÀN MIEN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN
LÃNH THỔ TỔ QUỐC
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam	
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà Đảng ta đã đề ra chủ trương, kê
	hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?	
Trả lời câu hỏi
Sau Hiệp định Pa-ri 1973, Mĩ rút hết quân đội về nước đã tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long (6-1-1975). Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa. Thực tế thắng lợi ở Phước Long, phản ứng của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau đó cho thấy rõ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sầi Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.
Trong khi lực lượng của địch giảm đáng kể và thất bại liên tiếp sau Hiệp định Pa-ri, thì lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng:
+ Miền Bắc tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, ra sức chi viện sức người, sức của cho miền Nam, bảo đảm đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền Nam.
+ Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ỡ miền
Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, trên cơ sở đó, Đảng đề ra chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.	
Câu hỏi: Trình bày nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền
	Nam của Đảng.	
Trả lời câu hỏi
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh
thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa..., giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Câu hỏi: Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh
	hoạt của Đảng?	
Trả lời câu hỏi
Tính đúng đắn: Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam được đề ra trên cơ sở nhận định đúng thời cơ, tranh thủ thời cơ đánh nhanh, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá.
Tính linh hoạt: Kế hoạch giải phóng đề ra là hai năm (1975-1976), nhưng nếu thời cơ đến thì giải phóng sớm trong năm 1975.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975	
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi
	dậy xuân 1975.	
Trả lời câu hỏi
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4-3-1975 đến ngày 2-5-1975) qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Năng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3)
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng.
Thực hiện kế hoạch, ta tập trung lực lượng mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên với trận then chốt mở màn Buôn Mê Thuột.
Ngày 4-3, quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Turn nhằm thu hút quân địch về đây. Ngày 10-3-1975, ta đánh trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuật và giành thắng lợi. Ngày 12-3-1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng thất bại.
Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.
Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24-3-1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến của ta từ tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Chiến dịch Huế - Đà Nắng (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3)
Ngày 21-3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây trong thành phôi Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (ngày 26-3) thì giải phóng thành phô' và toàn tĩnh Thừa Thiên.
Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai... tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập.
Sáng ngày 29-3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phô”, đến 3 giờ chiều thì giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.
Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4)
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công và giải phóng Phan Rang (16-4)và Xuân Lộc (21-4) - phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Ngày 18-4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bô" từ chức Tổng thống Chính phủ Sài Gòn.
17 giờ ngày 26-4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bô" đầu hàng không điều kiện.
Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Nhân dân các tỉnh còn lại ở miền Nam thừa thắng nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.
III. Ý NGHĨA LỊCH sử, NGUYÊN NHÂN THANG lơi của cuộc
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ cứu NƯỚC (1954 - 1975)
1. Ý nghĩa lịch sử	
Câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ỷ nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Đối với dân tộc ta: thắng lợi của cuộc kháng chiến kết thúc 21 năm chiến đấu chông Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chấm dứt ách thông trị của chủ nghĩa đê' quô'c ở nước ta hơn một thê" kỉ, trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thông nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Nguyên nhân thắng lợi
Câu hỏi: Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trả lời câu hỏi
Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lốì tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thông nhất nước nhà.
Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương.
Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu hỏi: Lập hảng các niên đại và sự kiện về những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong khảng chiến chống Mĩ cứu nưởc (1954 - 1915).
Trả lời câu hỏi
Sản xuất, xây dựng
Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ
Thực hiện nghĩa vụ hậu phương
Niên
đại
Sự kiện
Niên
đại
Sự kiện
Niên
đại
Sự kiện
1954-
1960
- Khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách
1959
- Khai thông tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam
1958-
1960
Cải tạo quan hệ sản xuất
9-
1960
Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ
III
1961-
1965
Thực hiện kế hoạch
Nhà nước 5
năm
1965-
1968
Chóng chiến tranh phá hoại lần thứ I của Mĩ
1965-
1968
Đưa hơn 300000 cán bộ, bộ đội vào miền Nam.
Gửi vào miền
Nam hàng vạn tấn vũ khí, đạn dươc.
1969-
1973
Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa
1972
- Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
12-
1972
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
1973-
1975
- Khắc phục hậu quả chiến tranh
1973-
1974
- Đưa vào miền
Nam, Cam-pu-chia, Lào gần 20 vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn...
- Khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa
1975
- Đưa vào miền
Nam 5,7 vạn bộ đội, 26 vạn tấn vũ khí, 12,4 tấn gạo và 3,2 vạn tấn xăng.