Giải Lịch Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)

  • Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 1
  • Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 2
  • Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 3
  • Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 4
  • Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 5
  • Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953) trang 6
_ ' , BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA cuộc KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
26	(1950- 1953)
I. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
Câu hỏi: Bước sang năm 1950, tình hình thế giới và Đông Dương đã ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Sau chiến thắng Việt Bắc, nhất là sau thắng lợi của cách mạng
Trung Quô'c (1-10-1049), nước ta được Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, ta có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quô'c, toàn dân, toàn diện, trường kì.
Lực lượng cách mạng, hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội trên thế giới được tăng cường và mở rộng.
Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây, đã nốì liền với cách mạng Trung Quô'c, Liên Xô, với các lực lượng cách mạng và các nước dân chủ khác.
Câu hỏi: Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Pháp lâm vào tình thế ra sao?
Trả lời câu hỏi
Thất bại của Pháp sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1-10-1949) đã đẩy quân Pháp vào thế bất lợi, khiến chúng càng thêm khó khăn, lúng túng và buộc phải dựa nhiều hơn vào Mĩ về tài chính, quân sự mới có thể tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
Câu hỏi: Bước vào thu đông 1950, âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Mĩ đã can thiệp sâu cào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve”, nhằm khóa cửa biên giới Việt - Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường sô' 4 và “cô lập Căn cứ địa Việt Bắc” với đồng bằng Liên khu III và Liên khu rv bằng cách thiết lập “Hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La).
Chuẩn bị một kế hoạch có quy mô lớn nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.
Câu hỏi: Trước âm mưu mới của thực dân Pháp, Đảng ta đã có chủ trương đôi phó như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Trước âm mưu mới của Pháp, Mĩ, tháng 6-1950, Trung ương Đảng và
Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới.
Câu hỏi: Mục đích mở chiến dịch Biên giới của ta là gì?
Trả lời câu hỏi
Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch.
Khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta với Trung Quốc và các nước dân chủ trên thế giới.
Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Trả lời câu hỏi
Mờ sáng ngày 16-9-1950, ta mở cuộc tấn công vào cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.
Sáng 18-9-1950 ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.
Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường sô" 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.
Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường sô" 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến lược Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na
Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường sô" 4.	
Câu hỏi: Kết quả của chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950.
Trả lời câu hỏi
Ngày 22-12-1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
Chọc thủng “Hành lang Đông - Tây”.
Phá vỡ thê" bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đô"i với căn cứ địa Việt Bắc.
Làm phá sản Kê" hoạch Rơ-ve của Pháp.	
Câu hỏi: Chiến dịch Biên gỉởỉ thu - đông 1950 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời câu hỏi
- Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:
Thắng lợi của chiêh dịch Biên giới đã mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội và cuộc kháng chiến của chúng ta, đã chuyển từ thê' phòng ngự sang thê" tiến công, đẩy quân Pháp vào thê" bị động.
Sau thắng lợi Biên giới, quân ta chủ động mở các chiến dịch trên chiến trường chính Bắc Bộ và giành nhiều thắng lợi.
II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN tranh xâm lược đông dương
CỦA THựC DÂN PHÁP	
Câu hỏi: Tình thế của thực dân Pháp sau thất bại trong chiên dịch Biên giới 1950 như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Sau thất bại chiến dịch Biên giới 1950, Pháp lâm vào thê' bị động, càng suy yếu và gặp nhiều khó khăn về tài chính, quân sự.
Câu hỏi: Mĩ cô âm mưu gì ở Đông Dương sau thất bại của Pháp tại chiến dịch Biên giới 1950?
Trả lời câu hỏi
Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh .để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, làm cho Pháp lệ thuộc vào Mĩ, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Câu hỏi: Sự kiện nào chứng tỏ Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương?
Trả lời câu hỏi
»
Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày
23-12-1950, đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn.
Câu hỏi: Sau thất bại chiến dịch Biên giới 1950, thực dân Pháp đã có âm mưu gì?
Trả lời câu hỏi
Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp phải dựa nhiều hơn vào Mĩ, thực hiện âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Tháng 12-1950, Pháp đưa ra Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
Câu hỏi: Nội dung chủ yếu của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhỉ là gì?
Trả lời câu hỏi
Nội dung kế hoạch gồm 4 điểm chính:
+ Gấp rút tập trung quân Âu - Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiên lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển nguy quân để xây dựng “quân đội quốc gia”.
+ Lập tuyến phòng thủ “boong-ke” (công sự xi măng cốt sắt), thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.
+ Tiến hành “chiến tranh tổng lực” bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
+ Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế.
in. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN Quốc LAN THỨ II CỦA ĐẤNG (2-1951) Câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành trong hoàn cảnh nào?
Trả lời câu hỏi
Đầu năm 1950, ta đã có thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950, thắng lợi quân sự trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và trong hoàn cảnh phải đứng trước âm mưu mới của Pháp và can thiệp ngày càng sâu của Mĩ nhằm giành lại quyền chủ động của chúng trên chiến trường đã làm cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương trở nên gay go, phức tạp.
Trước tình hình đó, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu mới, Đảng tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ II (11 -> 19-12-1951) tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Câu hỏi: Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng.
Trả lời câu hỏi
Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu lần thứ hai tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh.
+ Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thông nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới”.
+ Bàn về cách mạng Việt Nam nêu nhiệm vụ chông phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chông đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch để vừa bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến.
Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia xây dựng ở mỗi nước một Đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng có ỷ nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chông Pháp đi đến thắng lợi.
PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHĩẾN ve MỌĩ mặt Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu đạt được về chính trị trong
phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Trả lời câu hỏi
Thống nhất hai tổ chức Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự Đại hội.
Ngày 11-3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ-me và Mặt trận Lào họp Hội nghị đại biểu, thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào”.
Phòng trào thi đua yêu nước ngày càng ãn sâu và lan rộng trong
các ngành, các giời, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.	
Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Trả lời câu hỏi
Năm 1952, Đảng và Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Chấn chỉnh chế độ chính khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Tháng
12-1953, Quôc hội thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.
Đến tháng 7-1954, ta thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải
cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.	
Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu đạt được về văn hoá, giáo dục trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng?
Trả lời câu hỏi
Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục theo ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh
Số người đi học và học sinh phổ thông, số sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1954 đều tăng so với năm 1950.
GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TRÊN CHIEN TRƯỜNG (Học sinh đọc thêm SGK)