Giải Lịch Sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 1
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 2
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 3
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 4
  • Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 5
CHƯƠNG 5.
VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN năm 1954
BÀI NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA cuộc KHÁNG CHIẾN 25 TOÀN QUỐC CHỐNG THựC DÂN PHÁP (1946-0950)
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN Quốc CHÔNG THựC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC BÙNG NỔ (19-12-1946)
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
Câu hỏi: Thái độ của Pháp sau khỉ kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước ngày 14-9-1946 như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Sau khá kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại những điều đã cam kết, tiếp tục gây ra những hành động khiêu khích với ta nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Câu hỏi: Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động nào nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
Trả lời câu hỏi
ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
Ớ Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một sô" vị trí quan trợng ở thành phô" Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phô" Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phô" Hàng Bún.
Ngàyl8-12-1946, Pháp gửi hai tối hậu như buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
Câu hỏi: Trước những hành động ngang ngược của thực dăn Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp đối phó như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc chiến đấu.
Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19-12-1946 tại làng
Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Ngay tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương
Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.	
Câu hỏi: Nêu nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Mình.
Trả lời câu hỏi
Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp.
Nhân dân ta quyết tâm đứng lên chiêh đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.
Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đêm 19-12-1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu với sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Hà Nội.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.	
Câu hỏi: Nội dung đường lôi kháng chiến của Đảng ta là gì?
Trả lời câu hỏi
Đường lối kháng chiến của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, cụ thể:
Kháng chiến toàn dân: biểu hiện ở toàn dân tham gia, chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân là bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao, trong đó chủ yếu và quyết định nhất là trên mặt trận quân sự.
Trường kì: kháng chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa xây dựng phát triển lực lượng.
Tự lực cánh sinh: dựa vào sức người, sức của của chúng ta là chính, không trông chờ vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu hỏi: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
Trả lời câu hỏi
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ, tiến bộ, chông lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì toàn dân ta tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Câu hỏi: Vì sao ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài và tự lực cánh sinh?
Trả lời câu hỏi
Vì tương quan so sánh lực lượng ban đầu giữa ta và địch quá chênh lệch, địch mạnh hơn ta rất nhiều cả về quân sự lẫn kinh tế. Ta phải đánh lâu dài để rút dần khoảng cách giữa ta và địch.
Pháp muôn thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh nên ta phải đánh lâu dài để phá tan âm mưu của Pháp.
Tự lực cánh sinh: vì lúc đầu ta bị bao vây, cô lập chưa có sự giúp đỡ của bên ngoài, mặt khác, cuộc kháng chiến của ta phải do chính ta thực hiện là chính.
II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA BAC vĩ tuyến 16
Câu hỏi: Mục đích cuộc chiến đấu của ta ở các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947 là gì?
Trả lời câu hỏi
Cuộc chiến đấu của ta ở các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947 nhằm mục đích:
Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Giam chân địch ở thành phố để hậu phương có thêm thời gian và điều kiện huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho hàng, công xưởng về chiến khu.
Bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến lâu dài
Câu hỏi: Cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946 - đầu năm 1947 diễn ra như thê nào?
Trả lời câu hỏi
Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữa ta và địch. Trung đoàn Thủ đô được thành lập trong quá trình chiến đấu.
Trong gần hai tháng (từ ngày 19-12-1946) đến ngày 17-2-1947), quân dân ta ở Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện được nhiệm vụ giam chân địch ở thành phố.
Ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi vòng vây của
địch, ra căn cứ an toàn.	
Câu hỏi: Cuộc chiến đấu ở các thành phố khác trong cả nước cuối năm 1946 - đầu năm 1947 diễn ra như thế nào?
Trả lời câu hỏỉ
Tại các thành phô" Nam Định, Huế, Đà Nẵng..., quân dân ta chủ động tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu một số lực lượng của chúng; bao vây, giam chân Pháp suốt trong hai, ba tháng và sau đó đã chủ động rút khỏi thành phô', lui về căn cứ, tổ chức cuộc chiến đấu lâu dài.
Tại thành phố Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu, quân dân ta đã buộc địch đầu hàng.
Phôi hợp với cuộc chiến đâ'u ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, quân
dân ta ở các tỉnh phía nam (Nam Bộ và Nam Trung Bộ) đã đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.	
Cầu hỏi: Cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947 có tác dụng như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Cuộc chiến đấu ở đô thị đã giành được thắng lợi có ý nghĩa to lớn, đã tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện.
III. ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN toàn dân, toàn diện	
Câu hỏi: Sau thất hại ở Việt Bắc thu - đông 1947, thực dân Pháp có âm mưu gì?
Trả lời câu hỏi
Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện của ta.
Câu hỏi: Đến năm 1947, Đảng và Chính phủ ta có chủ trương đối phó với âm mưu mới của Pháp như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Thực hiện phương châm chiến lược “đánh lâu dài”, phá âm mưư mới của địch, Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Câu hỏi: Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau năm 1947?
Trả lời câu hỏi
Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Về chính trị, củng cô' và kiện toàn Hội đồng nhân dân và úy ban kháng chiến hành chính các câ'p, thông nhất hai tổ chức Việt Minh và Liên Việt.
Về ngoại giao, mở rộng quan hệ ngoại giao các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác.
Về kinh tế, ta vừa ra sức phá hoại kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cấp tự túc.
Về văn hóa, giáo dục, thực hiện cải cách giáo dục phổ thông, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân.