Đề: Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu (ở SGK), em hãy kể lại câu chuyện này theo trình tự không gian

  • Đề: Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu (ở SGK), em hãy kể lại câu chuyện này theo trình tự không gian trang 1
  • Đề: Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu (ở SGK), em hãy kể lại câu chuyện này theo trình tự không gian trang 2
Đề: Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu (ở SGK), em hãy kể lại câu chuyện này theo trình tự không gian.
BÀI THAM KHẢO
Hồi ấy, nước ta bị giặc Nguyên đô hộ. Chúng cho hàng trăm thuyền lớn chở binh hùng tướng dữ sang nước ta. Đến đâu chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Thấy thế, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin vua ban cho đi đánh giặc. Yết Kiêu là một chàng trai tuấn tú, dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá ở một làng chài nọ. Vì thế Yết Kiêu có tài bơi lặn, chàng có thể lặn hàng giờ dưới nước, có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Đặc biệt, Yết Kiêu có tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng một mực xin đầu quân đánh giặc. Vua Trần Nhân Tông thấy Yết Kiêu có chí khí hơn người nên mừng lắm, vua bằng lòng ngay và bảo Yết Kiêu chọn một binh khí cho mình. Chàng chỉ xin vua cho một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, thấy thế Yết Kiêu liền tâu: “Thần xin dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước”. Nhà vua hết lời khen ngợi và hỏi tiếp: “Ai dạy ngươi được như thế?” Yết Kiêu thưa rằng: “Đó là cha, ông thần đã dạy”. Vua lại gặng hỏi ai đã dạy cha ông Yết Kiêu như vậy? Chàng trả lời khẳng khái: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà cha ông của thần tự học lấy”. Vua Trần gật đầu tỏ vẻ hài lòng về người con của đất Việt có tấm lòng yêu nước ấy.
Trong lúc Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông thì ở quê nhà, cha chàng đang ngày đêm nhớ con. Ông vò võ trông con, nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động của đứa con trai hiếu thảo: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan, con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trở về”. Thấy Yết Kiêu bùi ngùi, ông vội ngăn lời vỗ về con: “Con ơi! Con ipau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha”. Người cha đó - thân phụ của Yết Kiêu đang mong ngóng con. Ông mong con lập công lớn: giết sạch kẻ thù xâm lược.
Qua câu chuyện, hình ảnh gan dạ và tài trí của chàng trai đất Việt đã in sâu vào tâm trí em. Hình ảnh Yết Kiêu lặn xuống sông để đục thủng thuyền giặc đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Em càng thấy hãnh diện và tự hào về những người con yêu nước của Tổ quốc mình.