Dựa vào ý bài thơ “Lòng tốt không phải lúc” em hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi, có thể thêm tình tiết để kể những lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong câu chuyện cho sinh động

  • Dựa vào ý bài thơ “Lòng tốt không phải lúc” em hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi, có thể thêm tình tiết để kể những lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong câu chuyện cho sinh động trang 1
  • Dựa vào ý bài thơ “Lòng tốt không phải lúc” em hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi, có thể thêm tình tiết để kể những lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong câu chuyện cho sinh động trang 2
  • Dựa vào ý bài thơ “Lòng tốt không phải lúc” em hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi, có thể thêm tình tiết để kể những lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong câu chuyện cho sinh động trang 3
Đề:
LÒNG TỐT KHÔNG PHẢI LÚC
Hổ dữ kia mắc bẫy Thấy một người đi qua Nó chắp tay kêu la Xin cứu cho khỏi chết Sau này sẽ đền ơn Nghe những tiếng van lơn Lòng học trò trắc ẩn Mờ bẫy cho hổ ra Ai dè hổ trờ mặt Đòi ăn thịt học trò Nó bảo: ‘‘Mày dại khờ Tin lời tao đáng chết” Người thư sinh bực tức “Đồ lấy oán trả ơn!” Nghe tiếng cãl đôi bên Thần Núi liền hiện xuống Để phân xử cho nên Học trò bảo “Tôi oan Làm ơn mà mắc oán” Hổ cãi: “Nó dám hỗn
Trêu chọc đánh thức tôi!” Thần Núi bảo: “Được rồi Nhưng bẫy kia nhỏ thế Còn thân anh thì to Làm sao chui được nhỉ?” Hổ bèn nhảy vào bẫy Để lấy cớ chứng minh Bay lại sập như in Thần Núi liền quát lớn: “Con Hổ kia thật hỗn Dám lấy oán trả ơn Cứ nằm đấy mà rên Sẽ chẳng ai đến cứu!”Rồi quay sang, Thần bảo
“Này cậu học trò ơi Lòng tốt trong cuộc đời Phải biết cho đúng lúc!”
(Đài Nguyên)
Dựa vào ý thơ trên, em hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi. Có thể thêm tình tiết để kể những lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong câu chuyện cho sinh động.
BÀI THAM KHẢO
Một con Hô dữ bị sa vào bây. Nó giãy giụa rôi năm chờ chết. Thoáng thấy một thư sinh đi qua, Hổ chắp tay van xin:
Này, anh học trò ơi, tôi bị nạn nhưng chẳng ai đến cứu. Đau quá, tôi sắp chết mất thôi. Xin anh rủ lòng thương cứu tôi ra khỏi bẫy, sau này tôi sẽ đền đáp công ơn to lớn ấy. Anh hãy làm ơn, làm phúc cứu tôi đi!
Nghe Hổ van xin thảm thiết, người học trò cũng động lòng trắc ân, anh bước lại mở bẫy cho Hổ. Thế là Hổ thoát ra được khỏi bẫy. Lập tức, Hổ trở mặt, chồm tới đòi ăn thịt người học trò đã cứu mình. Nó hét lên.
Mày dại khờ lắm. Vì tin lời tao nên phải chết! Có đời nào hố lại biết đền ơn, đời nào hổ lại không ăn thịt người hả?
Anh học trò tức giận nói:
Mày thật vô ơn, .ta thật hối tiếc vì đã cứu mày ra khỏi bẫy.
Người và hổ đang cãi cọ bồng nghe một tiếng nổ lớn vang lên trong vách núi.
Sau tiếng nổ, một làn khói tỏa ra, từ trong đám khói mờ ảo ấy lại xuất hiện một ông cụ râu tóc bạc phơ đi tới. Cụ mặc chiếc áo dài màu nâu, tay cầm gậy đá cũng màu nâu. Đó chính là Thần Núi. Thần cất tiếng hỏi vang như sấm dậy:
Có chuyện gì mà cãi vã ầm ĩ thế? Hãy nói cho ta nghe!
Người thư sinh lễ phép thưa:
Thưa Thần Núi! Con bị oan. Con đã cứu Hồ ra khỏi cái bẫy kia nhưng nó thật độc ác, vô ơn.
Hô vội cướp lời:
Không đúng, thưa Thần Núi. Tôi đường đường là một vị chúa sơn lâm nhưng nó dám hỗn láo với tôi, dám đánh thức giâc ngủ của tôi thì có phải đáng chết không?
Thần Núi bảo:
Được rồi! Nhưng bẫy kia nhỏ bé quá, còn thân anh thì to, tôi không tin anh chui vào ấy được.
Nghe Thần nói, Hổ khoái chí bèn nhảy vào bẫy để lấy cớ chứng minh là mình nói thật. Bầy sập lại. Thần Núi quát lớn:
Con Hổ kia thật hỗn láo, đã lấy oán trả ơn. Mày cứ nằm đẩy mà chờ chết. Chăng ai đến cứu mày đâu.
Thần quay sang anh thư sinh rồi ôn tồn nói!
Này cậu học trò ơi! Lòng tốt phải biết cho đúng lúc nhé. Hãy thận trọng với kẻ xấu!
Nói xong, Thần biến mất.
Thế là Hổ dữ đã nằm gọn trong bẫy chờ chết, còn anh học trò ra về và thầm cảm ơn vị Thần Núi công minh.