SGK Vật Lí 7 - Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

  • Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát trang 1
  • Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát trang 2
Bài 1 7 sự NHIỄM ĐIỆN DO cọ XÁT
Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti. Cũng giống như thế nhưng kì vĩ hơn nhiều là hiện tượng chớp và sấm sét trong thiên nhiên. Một trong các nguyên nhân của hiện tượng này là sự nhiễm điện do cọ xát.
- Vật nhiễm điện
Thí nghiệm 1
Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quá cáu bàng nhựa xốp nhỏ được treo bằng sợi chỉ mảnh (hình 17.la và 17.1b). Hây quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra không.
Sau đó dùng miếng vải khô cọ xát vào thước nhựa rồi lần lượt làm như trên. Có hiện tượng gì xảy ra đôi với các mẩu giấy và quả cầu ?
Làm thí nghiệm tương tự, thay thước nhựa bằng một thanh thuỷ tinh được cọ xát bằng mảnh lụa, sau đó thay bằng một mánh nilông hay mảnh phim nhựa được cọ xát bằng mảnh len.
Ghi kết quả quan sát được (hút hay đẩy) vào bảng dưới đây :
. có khả năng đẩy . không đẩy và không hút
. có khả năng hút . vừa đầy vừa hút
Hình 17.2
Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất đã nêu trong các kết luận trên được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
▼ BI Vào nhũng ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gưcmg soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, ta vẩn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao ?
Kết luận 1. Chọn cụm từ thích hợp trong khung điền vào chồ trống :
Nhiều vật sau khi bị cọ xát	các vật khác.
Thí nghiêm 2:
Chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát. Sau đó chạm bút thừ điện vào mảnh tôn phẳng được bô trí như hình 17.2, thì đèn của bút không sáng.
Dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa này nhiều lần và quan sát kĩ đèn của bút thử điện khi chạm bút vào mảnh tôn.
Tiến hành thí nghiệm như trên, nhưng thay mảnh phim nhựa bằng thước nhựa dẹt.
Kết luận 2. Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng	bóng đèn bút thử điện. I—II—»
- Vận dụng
BI Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chái đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ?
BI Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao
cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ?	►
«8» CÓ thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
<• Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) cớ khả năng hút các vật khác.
Có thể em chưa biết
Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bôc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ánh chớp chói loà. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiêng nổ gọi là tiêng sâm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (khi. có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất).