SGK Vật Lí 7 - Bài 18. Hai loại điện tích

  • Bài 18. Hai loại điện tích trang 1
  • Bài 18. Hai loại điện tích trang 2
  • Bài 18. Hai loại điện tích trang 3
Bài 1 8 HAI LOẠI ĐIÊN TÍCH
Một vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau ?
- Hai loại điện tích
Thí nghiệm 1 (hình 18.1)
Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên. Quan sát xem hai mảnh nilông có hút hay đẩy nhau không.
Trải hai mảnh nilông này xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. cầm thân bút chì đế nhấc hai mảnh ni lông lên, quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau.
Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sầm màu giông nhau. Đặt một trong hai thanh này lên một trục nhọn đê có thể quay dề dàng. Đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh lại gần nhau (hình 18.2), quan sát xem hai thanh nhựa hút hay đẩy nhau.
Nhận xét
mang điên tích . .
. . . loai và khi đươc đăt gần
. cùng
• khác
nhau thì chúng . .
. . nhau.
• đẩy
• hút
Thí nghiệm 2
Bô trí thí nghiệm như hình 18.3, trong đó thanh nhựa sầm màu được cọ xát bằng vải khô và được đặt vào trục quay. Đưa đầu thanh thuỷ tinh đã được cọ xát bằng mành lụa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa sầm màu. Quan sát xem chúng đẩy hay hút nhau.
.cùng	. khác
. đầy	« hút
▼ B9 Đặt thanh nhựa sầm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xảt thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hởi mảnh vải mang điện tích dương hay điện tích âm ? Tại sao ?
Nhận xét
Thanh nhựa sầm màu và thanh thuỷ tinh
khi được cọ xát thì chúng	nhau do
chúng mang điện tích	loại.
Nhiều thí nghiệm khác đều chứng to rằng hai vật mang điện tích hoặc đẩy nhau hoặc hút nhau.
Kết luận
Có	loại điện tích. Các vật mang điện
tích cùng loại thì	nhau, mang điện tích
khác loại thì .... . nhau.
Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+) ; điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).	——►
- Sơ lược về câ'u tạo nguyên tử
Các vật bị nhiễm điện là các vật mang điện tích. Vậy những điện tích này từ đâu mà có ? Các kiến thức dưới đây sẽ giúp ta ưả lời câu hỏi này. Tz'm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Mọi vật quanh ta đều được câu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ, nhưng hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn nữa (hình 18.4).
Ở tâm mồi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
Tổng điện tích âm của các electron có trị sô tuyệt đôi bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình.thường nguyên tử trung hoà về điện.
Electron có thể dịch chuyển tù’ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Ill	- Vận dụng
Mảnh vải
a)
b)
ES Trước khi cọ xát, có phải trong mồi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không ? Nêu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật ?
EĐ Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ ?
BI Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron ?
Hình 18.5
Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm ?
<• CÓ hai loại điện tích là điện tích dương và diện tích âm. Các vật nhiễm diện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Nguyên tử gốm hạt nhân mang diện duơng và các êlecưôn mang diện âm chuyển động quanh hạt nhân.
<• Một vật nhiễm diện âm nêu nhận thêm electron, nhiễm diện dương nếu mất bớt electron.
Có thể em chưa biết
Trước đây hơn 2000 năm, người ta đã phát hiện ra sự nhiễm điện của hổ phách khi cọ xát vào lông thú. Theo tiêng Hi Lạp, hổ phách là electron. Sau này người ta dùng từ electron đế đặt tên cho hạt mang điện tích âm trong nguyên tử, tiếng Việt còn gọi là điện tử.